Hay ăn

Hưỡng dẫn nấu ăn

Nhiệt miệng khiến trẻ khó chịu và chán ăn làm các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Cùng tìm hiểu xem trẻ em bị nhiệt miệng nên và không nên ăn gì để nhanh khỏi nhé!

Nhiệt miệng hay còn gọi là loét áp tơ không chỉ xảy ra ở người lớn mà còn thường xuất hiện ở trẻ em. Tình trạng này có thể tái phát nhiều lần gây khó chịu, đau rát nên dẫn đến trẻ biếng ăn. Vậy trẻ em bị nhiệt miệng nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1 Nguyên nhân gây ra tình trạng nhiệt miệng ở trẻ

Nhiệt miệng là tình trạng các vết lở loét xuất hiện ở các vị trí quanh miệng như môi, nướu, má, lưỡi mang đến cảm giác đau rát, khiến việc ăn uống của các bé trở nên khó khăn hơn, từ đó có thể gây nên biếng ăn. Bên cạnh đó còn có một số trường hợp các bé sốt cao khi bị nhiệt miệng.

Thực tế, vẫn chưa thể khẳng định chính xác nguyên nhân gây nên nhiệt miệng. Tuy nhiên, theo suy đoán từ các nhà khoa học thì tình trạng nhiệt miệng ở trẻ có thể đến từ một số yếu tố sau:

  • Cơ thể thiếu nước do uống đủ lượng nước cần thiết, ăn đồ cay nóng thường xuyên.
  • Cơ thể thiếu hụt vitamin B, sắt, kẽm,...
  • Thực hiện vệ sinh răng miệng chưa đúng cách.
  • Nhiễm khuẩn khoang miệng.
  • Đang trong quá trình niềng răng.
  • Đang mắc các vấn đề về răng miệng.
  • Mệt mỏi, căng thẳng.

Nguyên nhân gây ra tình trạng nhiệt miệng ở trẻNguyên nhân gây ra tình trạng nhiệt miệng ở trẻ

2 Trẻ em bị nhiệt miệng nên ăn gì?

Bổ sung thêm rau củ, trái cây

Rau củtrái cây chứa nhiều các yếu tố vi lượng như vitamin nhóm B, vitamin C, khoáng chất như sắt, kẽm. Các dưỡng chất kể trên có tác dụng ngăn các tổn thương niêm mạc và vùng da quanh miệng.

Trong số đó, cà chuacà rốt là hai loại thực phẩm quý, không chỉ thơm ngon mà còn tốt cho sức khỏe. Cà chua có vị chua đặc trưng cùng tính bình giúp giải độc, thanh nhiệt, đánh bay nhiệt miệng.

Còn cà rốt thì có chứa tiền chất của Vitamin A, beta-carotene với hàm lượng cao, có khả năng đào thải gốc tự do, chống oxy hóa, tăng sức đề kháng. Để bé dễ bổ sung các loại rau củ và trái cây hơn, bạn có thể dùng để chế biến các món ăn, làm nước ép,...

Bổ sung thêm rau củ, trái câyBổ sung thêm rau củ, trái cây

Uống nhiều nước

Một trong những yếu tố có thể dẫn đến nhiệt miệng chính là cơ thể thiếu nước. Cho nên việc cho trẻ uống đủ lượng nước cần thiết trong ngày là rất cần thiết, tối thiểu 1,5 lít nước mỗi ngày là tốt nhất.

Uống nhiều nướcUống nhiều nước

Các thực phẩm giàu sắt

Các thực phẩm có chứa hàm lượng chất sắt cao có thể kể đến như trứng gà, thịt bò, các loại hạt, súp lơ,... nên được bổ sung vào thực đơn cho bé nhằm cải thiện tình trạng nhiệt miệng.

Sắt là khoáng chất góp phần quan trọng trong quá trình sản xuất máu nuôi dưỡng cơ thể. Không chỉ thế, sắt còn tăng cường hệ miễn dịch, đẩy nhanh quá trình chữa lành các tổn thương như nhiệt miệng.

Các thực phẩm giàu sắtCác thực phẩm giàu sắt

Uống nước rau má

Nước rau má luôn được biết đến với công dụng thanh nhiệt, giải độc, có hiệu quả tích cực trong điều trị các vấn đề về răng miệng. Triterpenoids trong rau má sẽ thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương, giúp bạn cảm nhận được sự cải thiện nhiệt miệng nhanh chóng.

Uống nước rau máUống nước rau má

Ăn sữa chua

Sữa chua không chỉ thơm ngon, tốt cho hệ tiêu hóa mà còn đẩy nhanh quá trình chữa lành các tổn thương và các vi khuẩn có hại trong miệng nhờ vào lợi khuẩn lactobacillus acidophilus. Bên cạnh đó, sữa chua cũng là một cách giúp xoa dịu sự đau rát, khó chịu do nhiệt miệng.

Sữa chuaSữa chua

3 Trẻ em bị nhiệt miệng không nên ăn gì?

Thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ

Đồ ăn chiên rán giòn ngon được rất nhiều người yêu thích, kể cả các bạn nhỏ. Nhưng các thực phẩm này cần được hạn chế cho trẻ sử dụng. Về cơ bản, những thực phẩm này có bề mặt khá cứng và giòn, các mảnh thức ăn dễ chạm vào vết nhiệt miệng khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh đó, thực phẩm chiên rán còn rất háo nước, dẫn đến khô miệng làm nhiệt miệng lâu lành hơn.

Thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡThực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ

Thực phẩm chứa nhiều đường

Bánh kẹo và những loại đồ ăn, thức uống nhiều đường cũng cần được kiêng tiêu thụ. Những thực phẩm này sẽ dễ dẫn đến tình trạng sâu răng, vi khuẩn xâm nhập và phát triển, từ đó khiến cho vết thương nhiễm khuẩn và lâu lành. Đồng thời, việc tiêu thụ nhiều đồ ngọt cũng có thể dẫn đến nóng trong người.

Thực phẩm chứa nhiều đườngThực phẩm chứa nhiều đường

Thực phẩm cay, nóng

Để cải thiện nhiệt miệng, không nên cho trẻ ăn những thực phẩm cay, nóng hay nêm nếm các loại gia vị như gừng, tiêu, ớt, tỏi vào món ăn của trẻ vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình hồi phục và khiến trẻ khó chịu khi ăn.

Thực phẩm cay, nóngThực phẩm cay, nóng

Đồ ăn mặn

Những thức ăn quá mặn, nhiều muối không chỉ nên hạn chế tiêu thụ khi bé bị nhiệt miệng mà còn ngay cả khi trẻ khỏe mạnh. Đồ ăn quá mặn rất có hại cho sức khỏe, muối có trong đồ ăn tiếp xúc với nhiệt miệng gây đau xót, khó khăn trong ăn uống, tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn.

Tốt nhất, hãy nêm nếm muối một cách vừa phải để có thể nâng tầm hương vị món ăn mà vẫn đảm bảo tốt cho sức khỏe.

Đồ ăn mặnĐồ ăn mặn

Đồ ăn chua

Acid citric trong các loại đồ ăn chua sẽ tác động đến các tổn thương, khiến tình trạng viêm loét lan rộng hơn. Không chỉ thế, thức ăn chua còn khiến bé thấy đau xót hơn khi ăn.

Đồ ăn chuaĐồ ăn chua

Trên đây là những thực phẩm nên và không nên tiêu thụ khi trẻ bị nhiệt miệng. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn khám phá thêm được nhiều thông tin hữu ích.

Nguồn: Medlatec.vn

Có thể bạn quan tâm:

Chọn mua các nước súc miệng chất lượng có bán tại HAY ĂN nhé:

HAY ĂN

Từ khóa: trẻ em bị nhiệt miệng nên kiêng ăn gì,trẻ em bị nhiệt miệng nên ăn gì,