Hưỡng dẫn nấu ăn
Khi trẻ bị đau mắt đỏ nên ăn gì và kiêng gì là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh. Vậy cách chăm sóc trẻ đau mắt đỏ như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Đau mắt đỏ là bệnh lý phổ biến ở trẻ em, nguyên nhân chủ yếu cho các virus và vi khuẩn xâm nhập vào mắt làm mắt bị nhiễm khuẩn. Bệnh đau mắt đỏ tuy lành tính nhưng nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách rất dễ để lại những biến chứng nguy hiểm cho mắt. Vậy khi trẻ em bị đau mắt đỏ nên ăn gì và kiêng gì? Hãy cùng HAY ĂN tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết dưới đây nhé.
Lưu ý: Nội dung bài viết dưới đây đều mang tính chất tham khảo, trước khi áp dụng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia uy tín.
1
Trẻ đau mắt đỏ nên ăn gì?
Thực phẩm chứa vitamin C
Khi trẻ bị đau mắt đỏ, bố mẹ cần bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C. Vitamin C sẽ làm dịu các cơn đau mắt đỏ, đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng của trẻ. Một số loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như dâu tây, cam, hạnh nhân.
Tuy nhiên, bố mẹ chỉ nên cho trẻ ăn đủ lượng vitamin C cần thiết và không nên cho trẻ tiêu thụ quá nhiều vitamin C trong ngày.
Thực phẩm chứa vitamin A, vitamin B12, vitamin D
Thực phẩm chứa nhiều vitamin A, vitamin B12, vitamin D cũng rất tốt trong quá trình điều trị và phục hồi bệnh đau mắt đỏ ở bé. Một số loại thực phẩm có hàm lượng cao vitamin A, vitamin B12, vitamin D như rau bina, rau cải xanh,...
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể bổ sung thêm đu đủ, bí đỏ vào thực đơn ăn uống hàng ngày của bé bởi trong những loại thực phẩm có chứa beta-carotene, loại chất này sẽ chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, làm sáng mắt và ngăn ngừa bệnh phát triển mạnh mẽ.
2
Trẻ đau mắt đỏ nên kiêng ăn gì?
Khi trẻ bị đau mắt đỏ, bố mẹ cần tránh cho bé ăn những loại thực phẩm sau:
- Chất tanh: Khi cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chất tanh như tôm, cá sẽ tạo điều kiện cho virus phát triển mạnh, từ đó làm bệnh đau mắt đỏ ở bé thêm nghiêm trọn
- Thực phẩm cay, nóng: Theo đông y, đau mắt đỏ là do can phong nhiệt. Do đó những loại thực phẩm có tính chất cay, nóng như ớt, hành, tỏi,... có thể làm mắt của bé nóng hơn, gây khó chịu.
- Mỡ động vật: Chất béo trong mỡ động vật sẽ không tốt cho thể trạng của bé khi bị đau mắt đỏ. Các mẹ có thể thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật để bổ sung cho bé trong các bữa ăn thường ngày.
- Rau muống: Trẻ bị bệnh đau mắt đỏ không nên ăn rau muống bởi trong rau muống có chất nhựa, có thể khiến các triệu chứng trở nên khó chịu hơn.
3
Cách chăm sóc trẻ khi bị đau mắt đỏ
Tăng cường sức đề kháng cho trẻ
Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị chuyên dùng cho những bệnh do virus gây ra ở trẻ em như đau mắt đỏ, sốt phát ban. Do đó tốt nhất bố mẹ nên tăng cường sức đề kháng cho trẻ, bởi nếu sức đề kháng yếu sẽ có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Một số phương pháp giúp tăng cường sức đề kháng ở trẻ bố mẹ có thể tham khảo như:
- Khi trẻ đang trong giai đoạn bú mẹ mà bị đau mắt đỏ thì mẹ nên tăng cường cho con bú sữa càng nhiều càng tốt. Đặc biệt, mẹ cũng nên ăn nhiều thực phẩm tăng cường sức đề kháng cho mình, từ đó gián tiếp tăng cường sức đề kháng của trẻ thông qua sữa mẹ.
- Nên cho bé ăn nhiều rau, củ quả để giúp nâng cao sức đề kháng cho trẻ.
Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý
Khi trẻ bị đau mắt đỏ, bố mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý NaCl 0,9% để nhỏ mắt cho bé. Mỗi lần nên nhỏ từ 5 - 7 lần. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng như những người thân tiếp xúc với bé cũng nên nhỏ mắt từ 3 - 5 lần để tránh bệnh lây lan.
Vệ sinh mắt cho trẻ hàng ngày
Bố mẹ nên vệ sinh mắt cho trẻ khoảng 3 lần vào các thời điểm sáng, trưa, tối sau khi trẻ ngủ dậy và sử dụng khăn ấm để lau sạch mặt của trẻ. Các bước vệ sinh mắt cho trẻ bố mẹ có thể tham khảo như sau:
4
Cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ ở trẻ
Bệnh đau mắt đỏ tuy không quá nguy hiểm nhưng sẽ gây những ảnh hưởng nhất định đến quá trình sinh hoạt và học tập của bé. Do đó bố mẹ cần có cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ cho trẻ.
Khi không có dịch đau mắt đỏ
Ngay cả khi không có dịch đau đỏ thì bố mẹ vẫn cần thực hiện những biện pháp phòng tránh sau:
- Sử dụng riêng các vật dụng cá nhân với trẻ như khăn tắm, khăn lau mặt,...
- Thường xuyên rửa tay cho bé, không để bé dùng tay dụi vào mắt.
- Vệ sinh đồ chơi của bé sạch sẽ.
- Giặt sạch các vật dụng cá nhân của bé bằng xà phòng và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
Khi có dịch đau mắt đỏ
Khi xảy ra dịch đau mắt đỏ, bố mẹ cần chú thêm những điều sau:
- Rửa mắt bằng nước muối sinh lý ít nhất 3 lần mỗi ngày.
- Hạn chế tiếp xúc với những người bị đau mắt đỏ.
- Không sử dụng vật dụng cá nhân chung với người bị đau mắt đỏ.
- Rửa tay bằng xà phòng hoặc bằng dung dịch sát khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Hạn chế đi bơi ở những vùng nước bị ô nhiễm.
- Hạn chế đến những nơi đông người như trung tâm thương mại, bệnh viện.
- Hạn chế cho bé tiếp xúc với nguồn không khí hoặc môi trường bị ô nhiễm.
Bài viết trên đây HAY ĂN đã cùng các bạn tìm hiểu trẻ bị đau mắt đỏ nên ăn gì và kiêng gì. Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp bố mẹ tham khảo và biết cách chăm sóc trẻ khi trẻ bị đau mắt đỏ.
Nguồn: Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec
Có thể bạn quan tâm:
- Đau mắt đỏ cần kiêng gì, ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
- Các loại thuốc trị đau mắt đỏ hiện nay và những lưu ý khi sử dụng
- Nhìn vào mắt người bị đau mắt đỏ có bị lây bệnh không?
Mua trái cây tươi các loại tại Bách hoá XANH để bổ sung vitamin cho mắt:
Từ khóa: trẻ đau mắt đỏ nên kiêng ăn gì,trẻ đau mắt đỏ ăn gì,trẻ đau mắt đỏ,trẻ đau mắt đỏ nên ăn gì,