Hưỡng dẫn nấu ăn
Topping là gì? Cách làm các loại topping cho trà sữa quen thuộc
Topping trong ẩm thực là từ dùng để chỉ những loại thức ăn được đặt phía trên một loại thức ăn khác. Với những ai đam mê trà sữa, hẳn không xa lạ với thuật ngữ này. Để tìm hiểu rõ hơn về topping cũng như cách thực hiện một số loại topping quen thuộc, hãy tham khảo bài viết dưới đây để bỏ túi một vài mẹo hay nhé!
1. Topping là gì?
Trong ẩm thực, topping là từ dùng để chỉ những loại thức ăn được đặt phía trên một loại thức ăn khác. Với trà sữa, topping là tên gọi chung để chỉ các loại thạch, trân châu, pudding, phô mai… ăn kèm trong ly trà sữa.
Topping không chỉ là một thạch kèm theo thức uống này mà còn "linh hồn" góp phần tăng thêm hương vị thơm ngon hoàn hảo, đúng điệu của ly trà sữa.
2. Cách làm một vài loại topping trà sữa quen thuộc
Trân châu trắng
Bước 1: Đun nước nóng, cho sôi lửa nhỏ rồi cho bột rau câu giòn vào khuấy tan đều. Trộn phần rau câu dẻo với đường cát, rồi tiếp tục cho vào nước khuấy đều cho tan hết đường, đến khi nước sệt lại thì tắt bếp.
Bước 2: Chuẩn bị một tô nước đá và một ít dầu ăn. Cho dầu ăn vào trong tô nước đá (không cho đá viên vào khi đã cho dầu ăn, có thể làm cho dầu đông và vón cục).
Bước 3: Cho hỗn hợp rau câu đang nóng vào bình có đầu nhỏ hay ống hút để có thể nhỏ giọt tạo hình. Nhỏ từng giọt rau câu vào tô, sau khi tiếp xúc với đá lạnh, các hạt sẽ đông lại ở dạng hình tròn.
Bước 4: Vớt hạt ra tô và sửa sạch với nước lạnh là bạn đã chuẩn bị xong phần topping trân châu trắng yêu thích cho món trà sữa của mình rồi đấy.
Thạch viên phô mai tươi
Bước 1: Cắt nhỏ miếng phô mai thành 4 phần hình vuông bằng nhau. Rồi cho phô mai cắt xong này lăn qua lớp đường. Dùng 3 đầu ngón tay để vo nhẹ miếng thành hình tròn.
Bước 2: Nhanh chóng lăn viên phô mai qua lớp bột năng đã chuẩn bị. Để yên 3-5 phút cho đường và bột thấm đều vào viên phô mai.
Bước 3: Chuẩn bị nước luộc phô mai, bật lửa to cho đến khi nước sôi thì hạ lửa xuống. Khi nước đang sôi nhẹ thì thả viên phô mai vào, đảo nhẹ để các viên phô mai không dính nhau và dính đáy nồi.
Bước 4: Pha 1 muỗng canh đường trắng khuấy tan với 70ml nước lọc trong tô. Vớt viên phô mai đã chín vào tô nước đường, để nguội.
Thạch củ năng 3 màu
Bước 1: Củ năng gọt bỏ vỏ, rửa sạch và thái hạt lựu. Lá cẩm, lá dứa rửa sạch, cho từng loại lá vào máy xay sinh tố xay nhuyễn với khoảng 200ml nước lọc để vắt lấy nước cốt, dùng làm màu để ngâm củ năng, tạo màu. Cần chuẩn bị 3 tô đựng khác nhau để dùng tạo ra 3 màu thạch.
Bước 2: Sau khi củ năng đã thấm màu thì vớt ra ngoài để ráo hoặc thấm cho khô bớt nước để lúc làm bột áo phủ lên không bị vón cục lại hoặc nhão nước rất khó thực hiện. Ray bột vào từng tô chưa mỗi màu củ năng để tạo lớp bột áo cho thạch (thực hiện ray 3 lần/tô).
Bước 3: Nấu từng màu thạch củ năng theo từng nước ngâm đã chuẩn bị. Sau khi lớp áo ngoài trong suốt và chín đều, vớt thạch ra thau nước lạnh để nguội. Như vậy, bạn đã có thể dùng loại topping này với trà sữa rồi đấy.
Trân châu truyền thống
Bước 1: Trộn đều 100g bột gạo, 200g bột năng, 3 muỗng cà phê bột ca cao và 1 muỗng canh đường bột lại với nhau trong 1 tô lớn. Chế từ từ 200ml nước sôi vào tô bột, dùng đũa trộn bột đến khi kết dính vào với nhau rồi dùng tay nhào bột đến khi mịn.
Bước 2: Áo 1 lớp bột mỏng lên dĩa hoặc khay đựng. Dùng tay vo từng viên bột nhỏ tròn. Nên vo viên nhỏ, khi nấu kích thước sẽ nở to hơn.
Bước 3: Đun sôi nồi nước, thả chân trâu vào luộc. Chuẩn bị sẵn 1 tô nước lạnh. Khi thấy trân châu nổi lên trên mặt nước là được thì dùng vá vớt ra trân châu cho vào tô nước, giúp chân trâu ko bị bệt dính lại với nhau.
Bước 4: Sau khi trân châu bớt nóng thì vớt ra cho vào 1 tô khác, thêm mật ong vào ngâm khoảng 10 phút là được. Sau khi vớt ra để ráo có thể dùng chung với trà sữa được rồi!
Trân châu hoa đậu biếc
Bước 1: Cho hoa đậu biếc vào bát và thêm nước sôi vào cùng, ngâm 5 phút cho hoa ra màu rồi lọc lấy nước hoa đậu biếc, phần bã hoa bỏ đi.
Bước 2: Cho đường vào bát và thêm bột rau câu giòn, dẻo vào cùng rồi trộn đều nguyên liệu.
Bước 3: Cho 800 ml nước vào nồi cùng với phần đường rau câu vừa trộn vào nồi, khuấy đều cho đường và rau câu tan hết. Bật bếp nấu cho hỗn hợp rau câu sôi lên, trong quá trình nấu khuấy đều hỗn hợp nước rau câu.
Bước 4: Cho nước hoa đậu biếc vào nồi rau câu, khuấy đều và nấu cho rau câu sôi lên là được, để nguội bớt tầm 10p.
Bước 5: Chuẩn bị bát nước đá để làm trân châu, bạn cho nước đá lạnh vào một chiếc tô sau đó thêm đá viên rồi rót dầu ăn vào cùng, phần dầu ăn sẽ nổi lên trên mặt tô.
Bước 6: Múc rau câu cho vào chai nhựa sau đó đậy nắp kín và bạn chỉ việc giỏ từng giọt vào chiếc tô nước đá, từng viên trân châu sẽ tạo thành hình tròn đọng trên mặt nước và dần chìm xuống. Múc trân châu ra tô và hoàn thành.
Trên đây là những chia sẻ của HAY ĂN về topping trà sữa. Mong rằng từ những thông tin trên, bạn đã bỏ túi thêm một vài mẹo hữu ích trong cuộc sống!
Từ khóa: Topping là gì? Cách làm các loại topping,topping là gì,topping trà sữa,cách làm topping,topping,topping trà sữa,trân châu,vào bếp,topping là gì,topping trà sữa,cách làm topping,topping,topping trà sữa,trân châu,vào bếp,topping là gì,topping trà sữa,cách làm topping,topping,topping trà sữa,trân châu,vào bếp,