Hưỡng dẫn nấu ăn
Sử dụng các loại đường tinh luyện quá lâu có thể gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Vậy đâu là những loại đường tốt cho sức khỏe? Cùng HAY ĂN tìm hiểu nhé!
Đường tinh luyện khi dùng quá nhiều có thể gây béo phì, rối loạn đường huyết,... Cùng HAY ĂN khám phá 9 loại đường thay thế cho đường tinh luyện, tốt cho sức khỏe người tiêu dùng qua bài viết bên dưới nhé!
1
Mật đường đen
Mật đường đen có dạng dung dịch đặc, xuất hiện trong lúc làm đường mía. Mật đường đen có mùi khói, vị đắng nhẹ và chứa lượng đường ít hơn các loại đường mật thông dụng.
Sau khi chế biến theo quy trình hiện đại, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đường sẽ có dạng hạt nhỏ, màu đen, dễ tan trong nước, đặc biệt không chứa chất tạo màu hay chất bảo quản.
Bên cạnh đó, loại đường này cũng có nhiều vitamin và dưỡng chất tốt cho sức khỏe như vitamin B1, vitamin B6, vitamin C, canxi, sắt,… Nhưng vì vị đắng vốn có nên loại đường này chưa được nhiều người tiêu dùng dù khá tốt cho sức khỏe.
2
Đường nâu
Đường nâu có nguồn gốc từ cây chà là, có vị ngọt ít hơn nhiều loại đường khác đồng thời có vị chua nhè nhẹ.
Trong đường nâu chứa nhiều chất dinh dưỡng như canxi, chất xơ, kẽm... và loại đường này cũng rất ít calo. Dù vậy, đường nâu khá khó tan trong nước nên thường sẽ được dùng để làm bánh.
3
Đường dừa
Đường dừa có nguồn gốc từ cơm của quả dừa, thông qua quá trình nấu chín và rút hết nước mà có được. Loại đường này có màu nâu và vị hơi chua giống đường nâu.
Trong 1 muỗng cà phê đường dừa chứa khoảng 16g calo và 4g carbohydrate cùng các dưỡng chất khác như sắt, canxi, kali, magie,... Nhờ đó, đường dừa có thể hỗ trợ điều chỉnh lượng nước trong cơ thể và các hoạt động của tim hay cơ bắp,...
4
Mật dừa nước
Mật dừa nước được làm từ tinh chất tiết ra ở cuống buồng dừa đã cắt, có vị ngọt pha chút vị mặn. Mật dừa nước chứa nhiều loại axit amin thiết yếu cùng các vitamin và khoáng chất như kali, magie,...
Mật dừa nước có thể thay thế cho đường tinh luyện, mật ong hay các chất làm ngọt nhân tạo, hỗ trợ tiêu hóa khỏe, tăng cường đề kháng, thanh nhiệt, giải độc. Phù hợp với những người vận động thường xuyên, cần bồi dưỡng cơ thể khi mệt mỏi hoặc bệnh nhân tiểu đường, người ăn chay, người ăn kiêng.
5
Đường cây thùa Agave
Đường cây thùa Agave có nguồn gốc từ nhựa cây thùa đã trải qua quy trình nấu chín và lọc lại, có vị ngọt vừa phải.
Loại đường này có ít ảnh hưởng đến đường huyết nhưng lượng fructose trong đường này lại khá cao, có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến chức năng gan và sự ổn định của nồng độ chất béo trung tính và insulin. Vì vậy, bạn hãy cân nhắc khi sử dụng đường cây thùa Agave nhé.
6
Đường cỏ ngọt
Đường cỏ ngọt được làm từ cây cỏ ngọt, xuất hiện trong thực đơn của những đối tượng cần phải kiêng đường bình thường. Đường cỏ ngọt có thể dùng để nấu ăn, pha chế hay thậm chí làm bánh,...
Loại đường này góp phần cải thiện tình trạng đau dạ dày, chảy máu chân răng đồng thời giúp giảm thiểu các nếp nhăn và tiết bã nhờn cho da trắng sáng và mềm mịn hơn.
Mặt khác, đường này còn có tác dụng chống viêm da và ngừa mụn trứng cá hiệu quả, đồng thời giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến da đầu như gàu, ngứa,...
7
Đường nho
Đường nho, tên gọi khác là đường GDL (Glucono-Delta-Lactone), không có nguồn gốc từ quả nho mà nó được tổng hợp từ nhiều nguyên liệu thiên nhiên khác nhau. Đường nho chủ yếu xuất hiện trong các loại nước hoa quả, mật ong, hay rượu vang,...
8
Đường củ cải đường
Đường củ cải đường là loại đường mang vị ngọt thanh, đồng thời chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, rất được khuyến khích sử dụng bởi các chuyên gia. Loại đường này thường được dùng làm món ngọt hoặc pha trà, cà phê.
Đường củ cải đường là thành phẩm của quá trình chế biến củ cải đường, trải qua các công đoạn như cắt thành những lát mỏng, ép lấy nước, tinh chế và làm nóng, cuối cùng là kết tinh.
9
Mật ong
Loại đường cuối cùng trong danh sách hôm nay là mật ong. Trong mật ong chứa đến 50% là fructose ở dạng tự nhiên.
Mật ong chứa nhiều chất dinh dưỡng cùng chất chống oxy hóa và lượng nhỏ các vitamin, khoáng chất. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng mật ong ít độc hại hơn trong quá trình chuyển hóa của cơ thể.
Bài viết trên cung cấp thông tin về 9 loại đường tốt cho sức khỏe người dùng mà HAY ĂN đã tổng hợp được. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Theo dõi HAY ĂN để biết thêm nhiều loại thực phẩm thú vị, tốt cho sức khỏe bạn nhé!
Có thể bạn quan tâm: