Hưỡng dẫn nấu ăn
Cùng HAY ĂN khám phá những thông tin thú vị về cây tỏi tây (hành ba rô) cùng tác dụng của thực phẩm này đối với sức khỏe con người ngay trong bài viết nhé!
Tỏi tây hay hành barô là loại rau gia vị không còn xa lạ trong ẩm thực Việt với đa dạng công dụng. Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ về nguồn gốc, đặc điểm cũng như tác dụng đối với sức khỏe của loại rau này thì cùng HAY ĂN tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
1
Thông tin về tỏi tây (hành ba rô)
Cây tỏi tây là gì?
Tỏi tây hay hành baro, hành boa rô là loại cây rau gia vị thuộc họ Hành (Alliaceae), có nguồn gốc từ Ai Cập. Tên tiếng Anh của tỏi tây là Leek, tên khoa học là Allium ampeloprasum. Tỏi tây được trồng phổ biến ở các vùng Địa Trung Hải, tại Việt Nam, Đà Lạt là khu vực trồng nhiều tỏi tây nhất.
Đặc điểm của cây tỏi tây
So với các loại họ hành thông thường, tỏi tây có chiều cao trung bình nổi bật hơn, khoảng 40 - 140cm, đường kính quanh thân rộng khoảng 1 - 2cm. Tỏi tây là thực vật thân thảo với tuổi thọ có thể lên đến 2 năm.
Lá cây khá dài, dẹp và chia thành hai hàng, đường mép lá thẳng và nguyên vẹn, màu xanh đậm ở ngọn, nhạt dần về gốc, phần gốc có màu trắng. Hoa thường mọc thành nhóm hình cầu và mọc chủ yếu ở ngọn, hoa tỏi tây có màu tím hoặc xanh khá bắt mắt.
Hình ảnh cây tỏi tây
2
Giá trị dinh dưỡng của tỏi tây
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ - USDA cho biết, giá trị dinh dưỡng trong mỗi 100g tỏi tây:
- Năng lượng: 61 kcal
- Carbohydrate: 14.15 g (trong đó có đường: 3.9 g, chất xơ: 1.8 g)
- Chất béo: 0.3 g
- Protein: 1.5 g
- Vitamin A: 83 mcg
- Beta-Carotene: 1000 mcg
- Lutein & zeaxanthin: 1900 mcg
- Vitamin B1: 0.06 mg
- Vitamin B2: 0.03 mg
- Vitamin B3: 0.4 mg
- Vitamin B5: 0.14 mg
- Vitamin B6: 0.233 mg
- Vitamin B9: 64 mcg
- Vitamin C: 12 mg
- Vitamin E: 0.92 mg
- Vitamin K: 47 mcg
- Canxi: 59 mg
- Sắt: 2.1 mg
- Magie: 28 mg
- Mangan: 0.481 mg
- Phốt pho: 35 mg
- Kali: 180 mg
3
Công dụng của tỏi tây đối với sức khỏe
Cải thiện thị lực, phòng ngừa bệnh về mắt
Nhờ chứa hàm lượng vitamin A cao, tỏi tây là một trong những thực phẩm có khả năng cải thiện thị lực hiệu quả. Tỏi tây còn giúp làm giảm tốc độ quá trình thoái hóa điểm vàng, cải thiện thị lực nhìn tốt hơn trong điều kiện thiếu ánh sáng, đồng thời giảm bớt phần nào những tác động xấu của ánh sáng xanh lên mắt.
Bên cạnh đó, tỏi tây cũng là một trong số ít loại thực phẩm giúp ích trong việc ngăn chặn bệnh đục thủy tinh thể, cụ thể như cườm đá, cườm khô, đục nhân mắt.
Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Sở hữu hàm lượng cao chất polyphenol - chất chống oxy hóa hiệu quả, có khả năng bảo vệ mạch máu và hồng cầu trước những tác động tiêu cực từ gốc tự do, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh như xơ vữa động mạch, cao huyết áp, suy giãn tĩnh mạch, tắc tĩnh mạch.
Đồng thời, chất xơ có trong tỏi tây còn giúp làm sạch mạch máu, hạn chế tỷ lệ gặp phải những biến chứng về tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim,..
Điều hòa huyết áp
Khoáng chất kali có trong tỏi tây giúp điều hòa áp lực mạch máu, quá trình tuần hoàn máu qua động mạch được thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Hơn thế nữa, khả năng cân bằng lượng nội môi với natri bên trong cơ thể, bảo vệ chức năng co bóp của cơ tim.
Ngăn chặn các vấn đề về da, bảo vệ da khỏe mạnh
Nhờ sở hữu đa dạng các chất có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do - nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa và tổn thương các tế bào lành lặn, bảo vệ da khỏi tình trạng nếp nhăn, tàn nhang, nám, đen sạm,..
Bên cạnh đó, hợp chất kháng khuẩn tự nhiên allicin có trong tỏi tây sẽ được chuyển hóa thành axit sulfenic sau khi dung nạp bên trong cơ thể, hoạt chất này cực kỳ hữu ích trong việc hạn chế tình trạng nhiễm trùng, phòng ngừa nguy cơ mất cân bằng hệ vi sinh trên da mặt, bảo vệ da khỏe mạnh.
Phòng ngừa thiếu máu
Thường xuyên sử dụng tỏi tây giúp bạn bổ sung một lượng lớn sắt và vitamin B - thành phần có khả năng thúc đẩy tốc độ sản sinh hồng cầu, hỗ trợ phòng bệnh thiếu máu hiệu quả.
Chắc khỏe xương khớp
Canxi cùng một số khoáng chất có trong tỏi tây cực kỳ hữu ích cho việc tái tạo mô xương, tăng mật độ xương cũng như ức chế collagenase và những enzyme có khả năng gây tiêu xương khác.
Đặc biệt, vitamin K có trong tỏi tây giúp kích thích protein osteocalcin - chất có khả năng làm chậm quá trình tái hấp thu xương, ức chế tình trạng thoái hóa mô sụn giúp giữ cho xương khớp chắc khỏe, bền bỉ.
Phòng bệnh ung thư
Tỏi tây chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa như vitamin C, flavonoid, kaepferol,.. giúp tăng khả năng “đánh bại” gốc tự do - nguyên nhân chính dẫn đến tổn thương, thoái hóa tế và dẫn đến ung thư.
Kiểm soát nồng độ đường huyết, ngăn ngừa tiểu đường
Tỏi tây chứa hàm lượng thấp đường và calo là một sự lựa chọn hữu ích cho người bị tiểu đường type 2. Tỏi tây giúp ức chế alpha-amylase, từ đó ngăn ngừa sự tăng đột ngột của đường trong máu, hỗ trợ kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa biến chứng thần kinh và rối loạn chuyển hóa ở người bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, tỏi tây còn chứa flavonoid và polyphenol, 2 hoạt chất có khả năng bảo vệ mạch máu và cải thiện chức năng tim cho người bị tiểu đường type 2.
Giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt
Tỏi tây chứa nhiều mangan, khoáng chất được các chuyên gia sản phụ khoa đánh giá cao về khả năng điều hòa nồng độ hormone, ổn định hoạt động của tuyến giáp đồng thời giúp kiểm soát các triệu chứng không dễ chịu trước mỗi kỳ kinh. Để cải thiện hội chứng tiền kinh nguyệt, việc bổ sung tỏi tây vào khẩu phần hàng ngày là một cách hiệu quả.
Kiểm soát cân nặng
Giống với hầu hết các loại rau xanh, tỏi tây cũng có khả năng thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể từ đó giảm lượng chất béo tích tụ giúp điều chỉnh cân nặng hiệu quả. Ngoài ra, nhờ chứa hàm lượng chất xơ cao nên khi sử dụng tỏi tây có thể giúp bạn làm giảm cảm giác thèm ăn, lâu đói, từ đó kiểm soát tốt lượng thực phẩm mà bạn tiêu thụ mỗi ngày.
4
Cách dùng tỏi tây (hành ba rô)
Bạn có thể sử dụng tỏi tây theo một số cách sau:
- Cắt lát mỏng dùng để trộn salad.
- Dùng với các loại gia vị để làm nước chấm, sốt.
- Cắt lát mỏng và cho vào dùng chung các món canh, cháo, súp để giúp hương vị thêm đậm đà.
- Hấp hoặc xào thân cây cùng nguyên liệu khác để thức ăn thêm đậm mùi thơm.
- Dùng trong một số bài thuốc chữa bệnh.
Trên đây là những thông tin về cây tỏi tây mà HAY ĂN muốn gửi đến bạn. Hãy theo dõi HAY ĂN thường xuyên để cập nhật thêm những thông tin hữu ích cho cuộc sống mỗi ngày nhé!
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc.
Có thể bạn quan tâm:
- Hành lá, hành tây, hành tím và tỏi loại nào bổ dưỡng hơn?
- Giải đáp thắc mắc: Ăn chay có được ăn hành tỏi không?
- Phân biệt hành tím Việt Nam và Trung Quốc
Mua các loại hành chất lượng, tươi ngon tại HAY ĂN nhé:
Từ khóa: tác dụng của tỏi tây,