Hưỡng dẫn nấu ăn
Cầu Ngư là một lễ hội mang ý nghĩa tâm linh to lớn đối với ngư dân tại Đà Nẵng. Hôm nay, hãy cùng tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa lễ hội này qua bài viết sau đây!
Lễ hội Cầu Ngư là một nét đẹp văn hoá, mang ý nghĩa tâm linh quan trọng đối với ngư dân tại Đà Nẵng. Mỗi khi được tổ chức, sự kiện thu hút một lượng người tham gia đông đảo, bao gồm người dân địa phương và các du khách từ phương xa đến để khám phá và tìm hiểu. Hãy cùng Bách hoá XANH tìm hiểu thêm về lễ hội Cầu Ngư Đà Nẵng thông qua bài viết sau đây nhé!
1
Đôi nét về lễ hội Cầu Ngư Đà Nẵng
Nguồn gốc lễ hội Cầu Ngư Đà Nẵng
Từ ngày 14 - 16 tháng Giêng âm lịch hàng năm, tại miếu Thuyền, phường Thanh Khê, quận Đông Khê, thành phố Đà Nẵng sẽ diễn ra lễ hội Cầu Ngư. Và cứ mỗi 3 năm, lễ hội sẽ được tổ chức với quy mô lớn và long trọng một lần.
Theo sử sách ghi lại, vào ngày 23 - 24 tháng Ba âm lịch, tức năm Quý Tỵ đã diễn ra một trận bão lớn, khiến cho 1500 ngư dân đã vĩnh viễn ở lại biển khơi. Người dân đã lập miếu thờ Tập Linh để tưởng nhớ những người dân xấu số. Đến năm 1991, miếu thờ Tập Linh được trùng tu, người dân đã làm ghe thuyền để thờ cúng và duy trì hoạt động cho đến ngày nay.
Ý nghĩa lễ hội Cầu Ngư Đà Nẵng
Lễ hội Cầu Ngư Đà Nẵng được xem là một hoạt động tín ngưỡng để thờ cúng cá Ông (hay còn được gọi là cá Voi). Theo quan niệm của người dân vùng biển Trung và Nam Bộ, cá Ông được xem là vị thần hộ mệnh cho ngư dân.
Lễ hội Cầu Ngư chính là dịp để người dân bày tỏ lòng biết ơn vị thần này đã bảo vệ ngư dân vượt qua sóng to gió lớn trên biển cả. Đồng thời, người dân cũng cầu nguyện xin thần Linh Nam Hải ban cho một năm mới mưa thuận gió hoà, trời yên biển lặn, đánh bắt bội thu.
Ngoài ý nghĩa tâm linh, lễ hội Cầu Ngư còn là hoạt động xã hội gắn kết, động viên tinh thần bà con giữ gìn nghề truyền thống. Các hoạt động trong lễ hội mang không khí vui tươi, tạo động lực cho ngư dân trong mùa đánh bắt mới.
2
Nghi thức lễ hội Cầu Ngư Đà Nẵng
Lễ hội Cầu Ngư Đà Nẵng được tổ chức trong vòng 2 ngày. Trong đó, ngày đầu tiên là thiết lễ tiên thường, còn ngày thứ hai là ngày lễ chính thức. Trong những ngày lễ diễn ra, bàn thờ được trang hoàng trang nghiêm với hương án bà đồ cúng. Các tàu thuyền thì được trang trí chăng đèn, kết hoa sặc sỡ.
Trong lễ hội, các cụ cao tuổi, hiền đức, có uy tín và gia đình đang không có tang sẽ được chọn làm ban nghi lễ. Người chính bái có nhiệm vụ dâng đồ tế lễ và đọc văn tế bày tỏ lòng biết ơn của dân làng đối với công đức của cá Ông. Đồng thời cầu mong cá Ông ban phước cho ngư dân một mùa đánh cá thuận lợi, bội thu.
3
Các hoạt động hấp dẫn trong phần hội của lễ hội Cầu Ngư Đà Nẵng
Sau khi phần lễ kết thúc, phần hội sôi động và nhộn nhịp sẽ bắt đầu diễn ra. Lúc này, người dân địa phương và du khách có thể cùng nhau tham gia các trò chơi dân gian như đua thuyền, lắc thúng, kéo co, đá bóng,... Các hoạt động tập thể này sẽ góp phần nâng cao tinh thần đoàn kết, tạo động lực phấn khởi bắt đầu một mùa đánh bắt mới.
Bên cạnh đó, phần hội cũng có những tiết mục văn nghệ hấp dẫn. Bạn sẽ có dịp thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống như hát bá khoan, hát tuồng và hát bả trạo. Các tiết mục sẽ đề cao tinh thần đoàn kết của ngư dân trên biển khơi, cùng nhau vượt qua muôn ngàn sóng gió để đánh bắt.
Vào buổi tối, các làng còn tổ chức các buổi hát bội, ca Huế hấp dẫn. Đồng thời, bạn cũng sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp lung linh của những chiếc nến trong lễ thả thuyền tưởng niệm những người quá cố.
4
Kinh nghiệm đi lễ hội Cầu Ngư Đà Nẵng
Cách di chuyển đến lễ hội Cầu Ngư Đà Nẵng
Khoảng cách tính từ thành phố Hồ Chí Minh đến thành phố Đà Nẵng khoảng 850km. Bạn có thể di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau, thời gian di chuyển bằng xe khách hoặc xe máy sẽ từ 16 - 20 giờ.
Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian, bạn có thể lựa chọn hình thức di chuyển bằng máy bay. Thời gian các chuyến bay đi từ thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Nẵng khoảng 1 giờ 20 phút. Sau đó bạn có thể di chuyển đến địa điểm tổ chức lễ hội bằng taxi.
Những lưu ý khi đi lễ hội Cầu Ngư Đà Nẵng
Vì đây là một lễ hội tín ngưỡng, do đó khi đến tham dự, bạn cần lựa chọn những trang phục lịch sự, kín đáo. Trong quá trình diễn ra phần lễ, người tham dự cần giữ trật tự, thể hiện sự tôn kính của mình đến các vị thần.
Khi tham gia các lễ hội, người tham dự cần giữ gìn vệ sinh môi trường. Tránh để lại rác thải sẽ ảnh hưởng đến vẻ đẹp tôn nghiêm của nơi diễn ra lễ.
Bên cạnh đó, lễ hội Cầu Ngư Đà Nẵng thường rất nhộn nhịp và rất đông người tham dự. Do đó, bạn hãy chú ý giữ gìn tài sản cá nhân thật cẩn thận nhé!
Trên đây là những thông tin về lễ hội Cầu Ngư Đà Nẵng mà Bách hoá XANH muốn gửi đến bạn. Nếu có dịp đến với Đà Nẵng vào 14 - 16 tháng Giêng hàng năm, bạn hãy đến trải nghiệm lễ hội hết sức ý nghĩa và sôi động này nhé!
Có thể bạn quan tâm:
- Lễ hội Lim: Nguồn gốc, ý nghĩa lễ hội đặc sắc vùng Kinh Bắc
- Hội Xuân núi Bà Đen: Khám phá lễ hội tâm linh vùng đất thánh
- Lễ hội chùa Hương ở đâu, diễn ra khi nào? Nguồn gốc, ý nghĩa
Mua kem chống nắng các loại tại Bách hoá XANH để mang theo khi đi du lịch: