Hưỡng dẫn nấu ăn
Với những thực phẩm như: Bánh mì, pho mát, các loại rau củ quả, khoai, bắp cải, đậu xanh… nếu ăn không hết hoặc bảo quản không đúng cách sẽ dẫn tới bị mốc. Vậy khi chúng bị mốc thì nên ăn hay vứt? Hãy cùng HAY ĂN đi tìm câu trả lời chính xác nhất nhé!
1
Nguy hại do nấm mốc gây ra
Nhiệt độ ẩm là điều kiện lý tưởng để nấm mốc phát triển. Có rất nhiều loại nấm mốc. Có loại chứa độc có loại không. Có loại gây ngộ độc như: Làm hại gan, tổn thương hệ thần kinh, xuất huyết, hoặc nguy hiểm hơn là ung thư.
Một số người bị dị ứng với mốc. Nghĩa là khi ăn thực phẩm bị nhiễm mốc sẽ bị khó thở hoặc shock.
2
Bánh nhiễm mốc có ăn được không?
- Bánh mì ổ, sandwich dễ bị mốc nếu được bảo quản trong môi trường ẩm. Mặc dù chúng được bao bọc cẩn thận nhưng hơi nước trong bao có khả năng ngưng tụ, làm điều kiện lý tưởng cho nấm mốc phát triển.
- Bánh trung thu cũng là nơi nấm mốc phát triển, mặc dù có túi nhỏ hút ẩm. Nấm có thể phát sinh từ bề mặt bánh rồi lan dần vào bên trong, chứ không nhất thiết chỗ nào đổi màu mới chứa mốc.
Vậy bánh bị nhiễm mốc có nên ăn không? Đối với bánh mì không nhân nếu nhiễm mốc ít, hoặc chỉ mới chớm bạn có thể cắt bỏ khu vực nấm mốc vẫn có thể ăn được. Còn với bánh có chứa nhân, bơ hoặc pho mát thì cần bỏ ngay lập tức.
3
Thực phẩm khác bị mốc nên ăn hay vứt?
Rau củ
Các loại rau củ như cà rốt, su hào bạn có thể cắt chỗ mốc rồi ăn bình thường. Còn với các loại rau, củ có thân mọng như: cà chua, dưa leo, xà lách thì nên bỏ ngay.
Đối với các loại ngũ cốc như: đậu xanh, đậu đỏ, và các loại hạt như đậu phộng… chúng rất dễ bị nhiễm mốc nếu được tồn trữ tại khu vực ẩm. Thực phẩm này khi bị nhiễm mốc cần loại bỏ ngay.
Khoai
Dù là khoai tây hay khoai lang, khi bị hóa xanh, ăn vào sẽ có vị đắng. Những vùng này chứa độc tố glycoalkaloid gây tình trạng nhức đầu, tiêu chảy hoặc tử vong. Do đó, dù bạn có nấu nướng kỹ cũng khó làm phân huỷ chất này. Tuy nhiên, nếu khoai xuất hiện màu xanh nhưng không phải do nấm mốc mà do ánh nắng mặt trời thì loại này không chứa độc, vẫn ăn được.
Pho mát
Pho mát mềm hoặc nửa mềm nửa cứng, khi bị nhiễm nấm mốc dù ít hay nhiều cũng không nên ăn. Còn với loại pho mát cứng nếu bị nhiễm mốc ở mặt ngoài thì có thể cắt bỏ chỗ mốc, phần còn lại vẫn có thể ăn được.
Tóm lại, không phải thực phẩm nào bị mốc cũng ăn được hoặc cũng nên vứt. Tùy vào mức độ và các loại thực phẩm mà chúng tôi nêu trên để bạn đưa ra quyết định ăn tiếp hoặc loại bỏ. Chúc các bạn nhiều sức khỏe!
Xem thêm: Thực phẩm nào bị mốc vẫn có thể ăn
Nguồn tham khảo: alobacsi.com
Từ khóa: Thực phẩm bị mốc, nên ăn hay vứt?,thực phẩm bị mốc nên ăn hay vứt,thực phẩm bị mốc,có nên ăn thực phẩm bị mốc,thực phẩm bị mốc phải làm sao,thực phẩm,