Hưỡng dẫn nấu ăn
Mang thai đôi có thể gây ra một số ảnh hưởng đối với sức khỏe của cả hai mẹ con. Cùng tham khảo ngay kinh nghiệm mang thai đôi an toàn cho mẹ bầu ngay tại đây nhé.
Mang thai đôi là một trong những trải nghiệm tuyệt vời của các mẹ. Tuy nhiên, quá trình mang thai đôi cũng có thể gây ra một số tác động nguy hiểm đối với mẹ bầu và thai nhi. Vậy khi mang song thai cần lưu ý những gì? Hãy cùng HAY ĂN tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết dưới đây nhé.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1
Thai đôi được hình thành như thế nào?
Thai đôi bao gồm 2 loại là thai đôi đồng hợp tử (thai đôi cùng trứng) và thai đôi dị hợp tử (thai đôi khác trứng). Hiện tượng thai đôi là hiện tượng phổ biến nhất trong các trường hợp mang đa thai.
Thai đôi đồng hợp tử được hình thành từ một cặp trứng và tinh trùng. Sau khi thụ tinh, hợp tử sẽ phát triển thành hai cá thể riêng biệt, từ đó phát triển thành hai đứa trẻ giống nhau về giới tính, ngoại hình và cùng chung nhau thai.
Thai đôi dị hợp tử là hiện tượng hai quả trứng rụng cùng một lúc và thụ thai với hai tinh trùng riêng biệt. Thai đôi dị hợp tử hay còn được gọi là song sinh không giống nhau.
2
Những khác biệt khi mang thai đôi so với mang thai đơn
Xuất huyết thai kỳ xuất hiện nhiều hơn
Những phụ nữ khi mang thai đôi thường bị chảy máu liên tục ở âm đạo trong khoảng 9 tuần đầu. Hiện tượng này thường đi kèm với các cơn đau tử cung. Do đó, dù cho lượng máu chảy ít hay nhiều thì mẹ cũng cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn.
Quá trình thai nghén nặng hơn
Khi mang thai đôi, hàm lượng hormone hCG trong cơ thể mẹ bầu sẽ cao hơn so với mang thai đơn. Điều này dẫn đến tình trạng ốm nghén nặng hơn, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên khi mang thai. Từ tuần thứ 12 đến tuần thứ 14 của thai kỳ, tình trạng này sẽ có xu hướng giảm đi.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng thường xuyên cảm thấy đau đầu, chóng mặt, buồn nôn hay mất ngủ, ợ nóng.
Tăng cân nhiều hơn
Khi mang thai đôi, vì có hai em bé nên mẹ thường bị tăng cân nhiều hơn, đồng thời nước ối cũng nhiều hơn. Lượng tăng cân trung bình ở những mẹ mang thai đơn được ước tính khoảng 10 - 11,5kg và ở mẹ mang thai đôi là khoảng 13,5 - 16kg.
Bác sĩ cũng khuyên rằng, trong 3 tháng đầu, phụ nữ mang thai đôi nên tăng từ 2 - 3kg, từ tuần thứ 13 đến tuần 20 thì mỗi tuần nên tăng từ 0,5 - 0,7kg, từ tuần thứ 21 trở đi thì mỗi tuần nên tăng từ 0,5 - 1kg.
Thai máy xảy ra sớm hơn
Thai máy hay còn được gọi là động thai. Hiện tượng thai máy thường xuất hiện ở tuần thứ 16 của thai kỳ. Tuy nhiên, với những mẹ bầu mang thai đơn thì hiện tượng thai máy sẽ thường xuất hiện ở tuần thứ 18 trở đi.
3
Những nguy cơ mẹ bầu dễ gặp phải khi mang thai đôi
Mẹ bầu dễ bị mắc hội chứng tiền sản giật
Hội chứng tiền sản giật là hội chứng liên quan đến rối loạn huyết áp ở phụ nữ mang thai và thường xuất hiện sau tuần 20. Dấu hiệu thường thấy của hội chứng này như phù tay chân, tụt huyết áp, tiểu đạm,... Tuy nhiên đối với trường hợp song thai thì hiện tượng này thường xuất hiện sớm hơn và nghiêm trọng hơn.
Khi mắc phải hội chứng tiền sản giật, một số bộ phận của mẹ có thể bị ảnh hưởng như mắt, tay, đầu và các cơ quan khác như não, gan, tim. Đặc biệt, nếu mẹ bị tiền sản giật nặng thì em bé sẽ có thể ra đời sớm hơn so với ngày dự đoán.
Mẹ bầu dễ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ
Khi mang thai đôi, các hormone của nhau thai sẽ tăng gấp đôi so với thai đơn, làm quá trình sản xuất insulin ở cơ thể bị rối loạn. Ngoài ra, việc mang thai đôi cũng khiến tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở mẹ bầu cao hơn bình thường.
Sinh non
Theo các bác sĩ, tỷ lệ sinh non ở những phụ nữ mang thai đôi có thể lên đến 50%. Bên cạnh đó, có rất nhiều trường hợp em bé được sinh ra vào tuần thứ 37, đây là thời điểm mẹ rất dễ gặp phải một số biến chứng nguy hiểm, thậm chí là chết lưu.
Tỷ lệ sinh mổ cao
Việc mang thai 2 thai nhi cùng một lúc có thể khiến túi ối bị căng, khiến ngôi thai bị ảnh hưởng như ngôi ngang, ngôi thai ngược hoặc hai ngôi chèn vào nhau. Điều này dẫn đến việc tỷ lệ sinh mổ sẽ cao hơn.
4
Những việc mẹ bầu nên làm khi mang thai đôi
Kiểm soát thai kỳ chặt chẽ
Khi mang thai đôi, các chị em nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe để theo dõi quá trình phát triển của thai nhi. Đặc biệt khi ở tuần thứ 4, việc siêu âm ngày càng trở nên quan trọng. Các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên siêu âm khoảng 1 tuần/lần. Điều này giúp đánh giá tình trạng thai nhi cũng như kịp thời hạn chế những tình huống xấu xảy ra.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
So với những phụ nữ mang thai đơn thì phụ nữ mang thai đôi cần bổ sung nhiều năng lượng hơn. Các chuyên gia khuyên rằng mỗi ngày mẹ nên bổ sung khoảng 2700 kcal để có thể nuôi dưỡng con tốt nhất.
Một số loại thực phẩm mẹ nên ưu tiên bổ sung trong thực đơn hàng ngày như thịt đỏ, các loại ngũ cốc, rau cải, măng tây. Những loại thực phẩm này sẽ giúp ổn định huyết áp, hạn chế nguy cơ tiền sản giật cũng như hạn chế dị tật bẩm sinh ở trẻ.
Khâu cổ tử cung
Khâu cổ tử cung giúp hạn chế được tình trạng cổ tử cung mẹ mở sớm do sự phát triển cùng một lúc của hai bé. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ trẻ bị sinh non.
Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Trong quá trình mang thai đôi, để đảm bảo thai nhi được nuôi dưỡng trong điều kiện tốt nhất, mẹ nên sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ theo chỉ định của bác sĩ. Trong đó nên ưu tiên các loại thuốc giàu canxi, vitamin D, kẽm.
Bài viết trên đây HAY ĂN đã cùng các bạn tìm hiểu những kinh nghiệm mang thai đôi cũng như một số lưu ý khi mẹ bầu mang thai đôi. Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp các mẹ bầu tham khảo và biết cách chăm sóc thai nhi trong điều kiện tốt nhất.
Nguồn: Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc
Có thể bạn quan tâm:
- 10 thói quen của cha mẹ giúp con phát triển để có một tương lai tốt đẹp
- Bạn có biết con cái thừa hưởng đặc điểm di truyền nào từ bố mẹ?
- Bạn có biết con trai thừa hưởng 3 điều sau từ mẹ
Từ khóa: kinh nghiệm mang thai đôi,mang thai đôi,