Hưỡng dẫn nấu ăn
Tất niên còn được gọi là lễ cúng tất niên hay tiệc tất niên. Tất niên đánh dấu việc kết thúc năm cũ và chuẩn bị bước sang năm mới với nhiều điều tốt lành.
Tiệc tất niên, một phong tục truyền thống lâu đời của người Việt Nam. Liệu bạn có biết được ý nghĩa và điểm khác biệt của 3 miền khi bày tiệc tất niên? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1
Tất niên là gì?
Nếu bạn còn thắc mắc không biết tất niên là gì? Thì hãy cùng HAY ĂN tìm hiểu nhé:
Tất niên là phong tục của người Việt, nhằm tạm biệt năm cũ và chào đón năm mới. Vào ngày này các thành viên trong gia đình sẽ cùng quây quần bên nhau, cùng nhau bày biện mâm cúng và cùng thưởng thức bữa ăn cuối năm ấm áp bên nhau.
Tất niên được diễn ra vào ngày cuối năm, trước khi bước sang năm mới, ngày 29 tháng Chạp âm lịch (nếu năm đó là năm thiếu) hoặc ngày 30 tháng Chạp âm lịch (nếu năm đó là năm đủ).
2
Ý nghĩa việc ăn tất niên
Như đã nói ở trên, tiệc tất niên là một phong tục nhằm nhớ lại và gửi lời tạm biệt đến những gì đã qua trong năm cũ, và chào đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Ngoài ra còn là một dịp để quây quần bên người thân, tổng kết công việc, gửi lời tri ân, gắn kết những người xung quanh.
3
Ăn tất niên theo phong tục ba miền
Ăn tất niên theo miền Bắc
Ở miền Bắc nước ta, người dân nơi đây thường cúng tất niên với 4 bát 4 đĩa được bày trên mâm cúng. Đĩa cúng thường có gà, giò, chả quế, thịt heo và xôi gấc. Còn bát sẽ gồm chân giò hầm măng, canh bóng thả, miến dong và mọc nấm thả.
Những món ăn thường gặp trong tiệc tất niên miền Bắc là giò heo hầm măng, bóng thả, canh mọc, heo quay, gà luộc, lưỡi heo luộc, miến, giò lụa, chả quế hoặc nem. Bên cạnh đó, các mâm cúng còn được biến tấu tùy theo gia đình nhưng vẫn đảm bảo giữ được hương vị đặc trưng của ẩm thực nơi đất Bắc.
Ăn tất niên theo miền Trung
Tùy theo điều kiện từng gia đình, mà tất niên miền Trung sẽ có thịt heo, thịt gà, các món xào, canh,… Sung túc hơn sẽ có thêm miến Huế, thịt đông, chả Huế, dưa món, canh măng khô, cá chiên,…
Những món ăn đặc trưng vào tiệc tất niên của những gia đình người miền Trung thường gồm cá chiên, thịt ram, miến Huế, canh măng khô, thịt heo luộc, gà bóp rau răm, thịt đông, chả Huế, giò lụa, bánh chưng, bánh tét, dưa món, giá chua.
Ăn tất niên theo miền Nam
Tất niên tại miền Nam với mâm cúng có sự xuất hiện của mâm ngũ quả, trà, rượu, trầu, cau, bánh tét, nhang, nến, giấy tiền vàng mã và một mâm thức ăn.
Những món ăn thường thấy trong tiệc tất niên của các gia đình miền Nam sẽ gồm thịt heo luộc, heo quay, canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho hột vịt, gỏi tôm thịt, chả giò, dưa giá, củ kiệu, canh măng, bánh tét.
4
Nên tổ chức tất niên ở đâu?
Tổ chức tất niên ở nhà
Tiệc tất niên tại nhà sẽ là một cơ hội để gia đình sum vầy. Người thân phương xa trở về sau những ngày tháng tha hương. Nhân dịp tất niên cùng nhau quây quần bên mâm cỗ kể lại những chuyện đã qua và chào đón một năm mới cùng những điều tốt đẹp đến với các thành viên trong gia đình.
Tổ chức tất niên ở công ty
Tất niên công ty sẽ là một bữa tiệc với quy mô lớn hơn. Bữa tiệc sẽ là một buổi tổng kết, ghi nhận những thành tựu mà công ty đã trải qua trong suốt một năm làm việc. Nhân cơ hội này, tại tiệc tất niên sẽ gắn kết tình cảm đồng nghiệp, gửi lời tri ân đến những người đã đồng hành cùng công ty.
Bên cạnh đó cũng góp phần quảng bá hình ảnh và tạo động lực để mở đầu một năm mới đầy thành công và sẽ phát triển lớn mạnh hơn.
5
Các câu hỏi liên quan
Tất niên tiếng Anh, tiếng Trung là gì?
Tất niên trong tiếng Anh chính là Year End Party, với ý nghĩa là buổi tiệc cuối năm, buổi tiệc kết thúc năm. Còn trong tiếng Trung, tiệc tất niên sẽ được viết là 年终聚会 (phiên âm là niánzhōng jùhuì).
Cúng tất niên như thế nào?
Cúng tất niên thường diễn ra vào trưa hoặc chiều tối, ngày 29 hoặc 30 tháng Chạp. Bữa cơm cúng tất niên sẽ được chuẩn bị đầy trang trọng, bày biện đẹp mắt theo từng gia đình, từng vùng miền và đặt trên bàn thờ tổ tiên. Sau đó gia chủ sẽ đọc văn khấn cúng tất niên.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn
bài cúng tất niên chuẩn Giáp Thìn 2024
Thực đơn tất niên tại nhà gồm gì?
Khai vị nên chọn những món nhẹ nhàng nhằm đánh thức vị giác. Ta có thể đưa vào những món như salad, súp cua, chả giò,...
Đến với món chính, nên có sự kết hợp giữa món mặn và lẩu. Việc này sẽ tạo nên sự đa dạng, tránh ngáy. Món mặn ta có thể chọn cơm chiên dương châu, tôm chiên sả, gà nướng mật ong,... Còn món lẩu, ta có thể chuẩn bị lẩu Thái, lẩu gà, lẩu bò,...
Món tráng miệng khép lại bữa ăn, dùng những món có vị ngọt nhẹ, dễ ăn như bánh flan, rau câu dừa, dưa hấu,... là tuyệt vời nhất.
Tham khảo thêm:
Gợi ý 5 thực đơn tất niên tại nhà, vừa đủ đầy vừa đẹp mắt
Trên đây là bài viết về tất niên. Mong rằng qua đây bạn đã tìm hiểu được thêm nhiều thông tin về phong tục truyền thống này, cũng như điểm khác biệt khi ăn tất niên của ba miền.
Có thể bạn quan tâm:
- Tiệc tất niên là gì? Vì sao cần tổ chức tiệc tất niên cuối năm?
- Hướng dẫn cúng tất niên đúng chuẩn theo phong tục cổ truyền
- Văn khấn chuẩn đón ông bà về nhà ăn Tết vào ngày 29
Mua trái cây tươi ngon tại HAY ĂN để cúng tất niên công ty nhé:
Từ khóa: tất niên,tất niên cuối năm,ý nghĩa tất niên,tất niên là gì,