Hưỡng dẫn nấu ăn
Suy hô hấp là tình trạng nguy hiểm có thể xảy ra đột ngột, do đó không nên chủ quan. Cùng tìm hiểu suy hô hấp là gì và các loại suy hô hấp cũng như cách phòng ngừa ngay.
Hiện nay, suy hô hấp là gì là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Đây là một bệnh liên quan đến phổi, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, do đó cần đặc biệt chú trọng các dấu hiệu ban đầu. Cùng tìm hiểu một số thông tin về suy hô hấp qua bài viết sau nhé!
1
Suy hô hấp là gì?
Phổi là cơ quan hô hấp quan trọng trong cơ thể mỗi người. Suy hô hấp là tình trạng chức năng trao đổi khí của phổi có vấn đề bất thường, khiến cho việc trao đổi khí oxy (O2) và carbon dioxide (CO2) gặp khó khăn, từ đó dẫn đến thiếu O2 hoặc thậm chí tăng cao CO2 trong máu.
2
Các loại suy hô hấp thường gặp
Suy hô hấp có thể chia thành 2 loại dựa vào diễn biến thời gian gồm suy hô hấp mạn tính và suy hô hấp cấp tính:
- Suy hô hấp cấp tính: Xảy ra do mắc một số bệnh lý, chấn thương khiến cho việc trao đổi O2 và CO2 gặp khó khăn. Đây là trường hợp khẩn cấp, cần được cấp cứu ngay, nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng tính mạng.
- Suy hô hấp mạn tính: Xảy ra từ từ và lâu dài, khiến đường thở bị thu hẹp, cơ hô hấp yếu dần. Do đó, không gây tử vong ngay mà hủy hoại hệ hô hấp theo thời gian, cần được chăm sóc, theo dõi lâu dài.
Mặt khác, nếu dựa vào mức độ tiến triển của bệnh, suy hô hấp được chia thành 3 cấp độ chính:
- Suy hô hấp cấp độ 1: Cảm thấy khó thở ở mức độ nhẹ.
- Suy hô hấp cấp độ 2: Khó thở nhiều hơn, đổ mồ hôi chân tay...cơ thể tím tái nhìn thấy được.
- Suy hô hấp cấp độ 3: Nguy hiểm khi khó thở liên tục, tím tái toàn thân, có thể gây rối loạn nhịp thở, rối loạn thần kinh và ý thức, được hỗ trợ hô hấp nhưng không hiệu quả.
3
Nguyên nhân gây suy hô hấp
Nguyên nhân gây ra suy hô hấp cấp tính
- Tổn thương đường thở do hít phải khói, bụi, hoặc nuốt phải dị vật, chấn thương, viêm, u,...
- Bệnh lý về tim mạch: nhồi máu cơ tim, suy tim,...
- Các bệnh gây tổn thương đến phổi: viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), xơ nang, xẹp phổi, tắc mạch phổi,...
- Tổn thương cơ và thần kinh do bệnh xơ cứng cột bên teo cơ (ALS), đột quỵ, chấn thương tủy sống.
Nguyên nhân gây ra suy hô hấp mạn tính
- Do bệnh lý về phổi: hen phế quản, giãn phế quản, viêm phổi mạn tính,..
- Tổn thương đường dẫn khí: u thanh quản, u vòm họng,...
- Tổn thương thần kinh trung ương do bị viêm não, tai biến mạch não, bệnh Parkinson, xơ cứng cột bên teo cơ,...
- Tổn thương trung tâm hô hấp: suy giáp, nhiễm kiềm chuyển hoá,…
Ngoài ra, bạn có nguy cơ cao bị suy hô hấp nếu gặp phải một trong các trường hợp sau:
- Uống nhiều rượu
- Tiếp xúc với khói bụi độc hại thường xuyên.
- Tiền sử người thân mắc các bệnh về hô hấp.
- Mắc bệnh COPD, hen suyễn.
4
Dấu hiệu của bệnh suy hô hấp
Dấu hiệu của suy hô hấp có thể khác nhau, phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ thiếu oxy máu mức độ CO2 cao hay cả hai. Một số biểu hiện của suy hô hấp như:
- Nhịp thở nhanh hoặc cực chậm, khó thở, phải gắng sức để thở.
- Da, môi và móng tay tím tái, hơi xanh.
- Nhịp tim giảm.
- Buồn ngủ hoặc bất tỉnh.
- Hoảng sợ, hoang mang.
- Tụt huyết áp, ho có đờm.
Ngay khi nhận thấy có các dấu hiệu nguy hiểm trên người thân cần đưa người bệnh đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị kịp thời.
5
Biện pháp phòng ngừa suy hô hấp
Đối với trẻ nhỏ
- Nên cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời
- Tiêm ngừa đầy đủ
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ.
Đối với người lớn
- Nếu có bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp hoặc chấn thương thì cần thăm khám và điều trị.
- Không nên hút thuốc lá và hạn chế hút thuốc lá thụ động.
- Không nên uống rượu, bia.
Trên đây là một số thông tin về tình trạng suy hô hấp nguy hiểm mà nhiều người đang quan tâm hiện nay. Mogn rằng qua những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn!
Nguồn: Nhà thuốc An Khang, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Có thể bạn quan tâm:
- Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ
- Suy hô hấp cấp ở trẻ em - bệnh lý ẩn chứa nguy hiểm khó lường
- Tức ngực khó thở nên làm gì? Biện pháp giảm tình trạng khó thở
Từ khóa: suy hô hấp là gì,suy hô hấp,các loại suy hô hấp,