Hay ăn

Hưỡng dẫn nấu ăn

Sử dụng thực phẩm đóng hộp như thế nào để không gây hại

Thực phẩm đóng hộp luôn là lựa chọn hàng đầu cho các chuyến đi xa, du lịch hoặc những người bận rộn không có thời gian. Tuy nhiên nó có thực sự an toàn không? Sử dụng thực phẩm đóng hộp như thế nào để không gây hại? Cùng theo dõi bài viết bên dưới nhé.

Thực phẩm đóng hộp là gì?

Thực phẩm đóng hộp là thực phẩm bảo quản trong thời gian dài theo phương pháp đóng hộp. Quy trình đóng hộp gồm: chế biến, niêm phong và giữ ấm. Thức ăn sẽ được bảo quản an toàn từ 1-5 năm hoặc thậm chí lâu hơn.

Những loại thực phẩm đóng hộp bao gồm: trái cây, rau, đậu, thịt, cá và hải sản,…

Sử dụng thực phẩm đóng hộp như thế nào để không gây hại

Nguy cơ tiềm ẩn của thực phẩm đóng hộp

Đằng sau sự tiện ích của thực phẩm đóng hộp là những mối nguy hiểm cho sức khỏe của mọi người. Mức độ tác hại có thể khác nhau tùy theo hàm lượng tiêu thụ và hậu quả có thể dẫn đến là nguy hại về sức khỏe.

Ảnh hưởng của phụ gia và chất bảo quản:

- Để bảo quản thực phẩm đóng hộp, các cơ sở sản xuất phải sử dụng các chất phụ gia và chất bảo quản nằm trong danh mục cho phép về hàm lượng.

- Tuy nhiên, hiện nay các loại thực phẩm đóng hộp trên thị trường rất phổ biến, đa dạng chủng loại, nên nhiều sản phẩm sử dụng chất bảo quản và phụ gia không rõ nguồn gốc, xuất xứ và không có nhãn mác.

- Ngoài ra, thực phẩm đóng hộp thường có hàm lượng muối và đường cao. Đối với những người có vấn đề về tim mạch, người bị béo phì, tiểu đường, lượng muối và đường trong thực phẩm đóng hộp có thể làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

Nguy cơ từ vỏ hộp kim loại:

- Vỏ đồ hộp được làm bằng kim loại có thể ngấm vào thực phẩm, đặc biệt những loại thực phẩm có chứa axit, chứa mỡ sẽ hòa tan và hấp thu kim loại rất nhanh. Kim loại khiến gan khó đào thải chất độc và làm giảm quá trình hấp thụ khoáng chất, gây hại tới cơ thể.

Nhiễm độc BPA:

- Chất Bisphenol-A hay còn gọi là BPA xuất hiện rất nhiều trong các thực phẩm đóng hộp. Nghiên cứu cho thấy chất này có thể chuyển từ vỏ hộp ngấm vào thực phẩm.

- Một nghiên cứu cho thấy nếu ăn 1 hộp thực phẩm đóng hộp trong 1 ngày, liên tiếp trong 5 ngày, lượng BPA trong nước tiểu tăng lên 1,000%.

- Tuy chưa có bằng chứng vững chắc, nhưng chất BPA bị nghi ngờ có mối liên hệ với bệnh tim mạch, tiểu đường tuýp 2, và liệt dương.

- Người mẹ không nên sử dụng đồ hộp trong tháng đầu của thai kì vì sử dụng lâu với số lượng lớn sẽ dẫn đến nguy cơ sẩy thai hay thai bị dị tật.

Giá trị dinh dưỡng hạn chế:

- Nguyên nhân là do khi bị chế biến để đóng hộp, một phần lớn lượng Vitamin tan trong nước như vitamin C, vitamin B có thể mất đi.

- Chất đạm, chất béo, chất khoáng, vitamin tan trong dầu như Vitamin A, D, E, và K vẫn được giữ lại, song không bổ dưỡng như thực phẩm tươi.

Sử dụng thực phẩm đóng hộp như thế nào để không gây hại

Cách sử dụng thực phẩm đóng hộp để không gây hại

Lưu ý khi chọn mua thực phẩm đóng hộp

- Không nên mua thực phẩm được đóng hộp mà thời hạn còn 1 tháng.

- Khi mua cần xem kỹ các thông tin trên vỏ hộp, giá trị dinh dưỡng, thành phần, bảo quản, ngày sản xuất và hạn sử dụng. Nên chọn thực phẩm không có muối sodium hoặc chứa lượng muối thấp.

- Không mua những đồ hộp bị rách bao bì, hở, móp méo, các thông tin cần thiết trên sản phẩm bị tẩy xóa hoặc mờ nhạt.

- Không sử dụng những hộp bị phồng 2 đầu nắp, méo mó.

- Chọn mua thực phẩm đóng hộp của các thương hiệu uy tín tại các cửa hàng, siêu thị lớn. Không mua sản phẩm không rõ nguồn gốc.

Lưu ý khi đã mở nắp hộp

- Những đồ hộp đã mở nắp thì nên sử dụng trong thời gian ngắn vì khi mở nắp thì các vi khuẩn bên ngoài dễ tấn công vào thực phẩm.

- Đồ hộp mở ra dùng không hết nên cho vào tủ lạnh, không dùng thực phẩm đóng hộp quá 24 tiếng sau khi mở nắp.

Lưu ý khi ăn thực phẩm đóng hộp

- Nhiều người có suy nghĩ thực phẩm đóng hộp là thực phẩm chín rồi nên không cần chế biến lại. Tuy nhiên, các thực phẩm đóng hộp cần đun sôi và nấu kỹ trước khi dùng.

- Khi sử dụng các loại thịt đóng hộp nên ăn kèm với rau củ, trái cây tươi để bổ sung thêm vitamin và chất xơ.

- Ngoài ra, khi sử dụng đồ hộp, chúng ta thường có thói quen hâm nóng trực tiếp đồ hộp ở nhiệt độ 70-80 độ C, điều này là không nên vì kim loại gặp nóng có thể bị chảy và ngấm vào thực phẩm.

- Để bảo đảm an toàn, hãy đổ thực phẩm ra ngoài nồi và hâm nóng trên bếp.

Bà bầu và trẻ nhỏ hạn chế sử dụng

- Thực phẩm đóng hộp nghèo chất dinh dưỡng nên hạn chế cho trẻ nhỏ sử dụng. Bà bầu tuyệt đối không dùng thực phẩm đóng hộp.

- Để bảo đảm an toàn, mỗi tháng chỉ sử dụng thực phẩm đóng hộp từ 1 đến 2 lần.

Sử dụng thực phẩm đóng hộp như thế nào để không gây hại

Thực phẩm đóng hộp là một lựa chọn bổ dưỡng cho bạn khi không có thực phẩm tươi. Nhiều loại thực phẩm đóng hộp có thể cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu và cực kì tiện lợi. Tuy nhiên, nên lựa chọn nhà sản xuất uy tín, cân nhắc và đọc kỹ nhãn hộp trước khi lựa chọn để tránh các thành phần có hại cho sức khỏe.

Từ khóa: Sử dụng thực phẩm đóng hộp như thế nào để không gây hại,sử dụng thực phẩm đóng hộp như thế nào để không gây hại,sử dụng thực phẩm đóng hộp,thực phẩm đóng hộp,thực phẩm,đóng hộp,