Hưỡng dẫn nấu ăn
Với vị ngọt mát lành, nước dừa luôn đem đến cảm giác sảng khoái cho người dùng. Song, khi để bên ngoài quá lâu thì sẽ bị ảnh hưởng đến chất lượng đấy. Vậy nước dừa để được bao lâu và cách bảo quản nước dừa sao cho đúng, cùng tìm hiểu ngay nhé.
Dù đã quá quen thuộc và phổ biến ở nước ta nhưng nước dừa vẫn luôn được đánh giá cao và chiếm được tình cảm của nhiều người. Bởi không chỉ chất lượng tinh khiết, tự nhiên mà hương vị thanh ngọt, mát lành. Bên cạnh đó, chúng còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như: giảm nguy cơ mất nước, có lợi cho tim mạch, đẹp da, tăng cường hệ miễn dịch,... Vào những hôm tiết trời oi bức, việc có được một trái dừa tươi để uống giải khát thì còn gì bằng. Tuy nhiên, không được để nước dừa ngoài môi trường lâu quá đâu, cùng tham khảo xem nước dừa để được bao lâu và cách bảo quản dừa đúng cách như thế nào nha.
1
Nước dừa để được bao lâu?
Ta có thể bảo quản trong vòng 1 tuần (7 ngày) khi dừa mới được hái từ trên cây xuống. Lúc này, hương vị của chúng sẽ ngon nhất, giữ được trọn vẹn vị ngọt và sự mát lành tự nhiên.
Và ngăn mát tủ lạnh chính là "cứu tinh" khi ta muốn bảo quản tốt hơn và lâu hơn. Nhưng chắc chắn chất lượng hương vị sẽ không còn như lúc đầu nếu bị để trong thời gian quá dài. Thậm chí, có khi chúng sẽ bị biến chất và dễ dẫn đến đau bụng, mệt mỏi cho người dùng.
2
Cách bảo quản nước dừa đúng cách
Đối với trái dừa đã được tiêm Metabisulfit Natri, rồi bọc một lớp bảo vệ phía ngoài thì có thể bảo quản khoảng 1 – 1,5 tháng trong nhiệt độ 5 độ C. Còn quả bình thường có thể bảo quản trong vòng 2 – 3 tuần khi ở nhiệt độ 1 – 4 độ C (đã gọt vỏ) và 8 độ C đối với dừa nguyên vỏ. Nếu để ở ngoài nơi thoáng mát thì có thể để trên một tuần mà vẫn không bị hư hại gì, song chất lượng sẽ không còn như ban đầu.
Ngoài ra, có thể làm tăng thời gian bảo quản khi làm lạnh sâu ở nhiệt độ -35 đến -40 độ C hoặc -18 độ C. Tuy nhiên, những trái dừa này sẽ có giá thành cao hơn so với thông thường và ít nhiều cũng bị tác động đến hương vị tự nhiên vốn có.
3
Lưu ý khi uống nước dừa
- Không nên quá lạm dụng như: uống hơn 3 – 4 trái hay liên tục nhiều ngày.
- Không nên uống vào buổi tối.
- Tránh uống nhiều sau khi đi ngoài trời nắng về bởi có thể gây: ớn lạnh, đầy bụng, sốt,...
- Trong trường hợp với những người vận động mạnh như vận động viên, người thi đấu trong lĩnh vực thể dục thể thao,... thì không nên dùng. Bởi đây sẽ là nguyên nhân chính gây ra chân tay bủn rủn, tác động tiêu cực đến sức dẻo dai và phản xạ kém.
- Ngoài ra, những người đang mắc những bệnh lý này cũng cần cân nhắc và không nên sử dụng nước dừa như: thể tạng thuộc âm (da xanh tái, chân tay lạnh,...), mẹ bầu 3 tháng đầu, người bị trĩ, huyết áp thấp, thấp khớp,... Muốn dùng thì cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn.
Hy vọng qua chia sẻ trên, bạn sẽ hiểu rõ hơn về nước dừa cũng như để được bao lâu và cách bảo quản sao cho đúng nhé. Hãy chia sẻ ngay thông tin hữu ích này cho bạn bè và người thân cùng biết nè.
Xem thêm
Từ khóa: Nước dừa để được bao lâu? Cách bảo quản nước dừa đúng,nước dừa,cách bảo quản nước dừa,bảo quản nước dừa,nước dừa để được bao lâu,