Hưỡng dẫn nấu ăn
PrEP là phương pháp dự phòng trước phơi nhiễm HIV mang lại hiệu quả phòng ngừa cao. Tuy nhiên vẫn có nhiều quan niệm sai lầm xoay quanh phương pháp này. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
PrEP bao gồm việc sử dụng thuốc kháng virus hoặc chất ứng chế men, nhằm ngăn chặn sự phát triển của virus HIV trong cơ thể con người. Đây là phương pháp mang lại hiệu quả khá cao, lên đến 90%. Thế nhưng hiện nay vẫn có rất nhiều quan niệm sai lầm về phương pháp này. Hãy cùng HAY ĂN tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết dưới đây nhé.
1
Chỉ sử dụng PrEP sau khi quan hệ tình dục không an toàn
Thực tế đó là bạn nên uống PEP sau khi quan hệ tình dục không an toàn. Việc uống PEP trong vòng 72 giờ sau phơi nhiễm sẽ mang lại hiệu quả khá cao trong việc phòng ngừa HIV. Tuy nhiên, PEP chỉ là trường hợp khẩn cấp và không thể thay thế được cho PrEP. Còn đối với PrEP, bạn phải sử dụng liên tục để bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm HIV trong trường hợp từng bị phơi nhiễm.
2
PrEP chỉ dành cho những người đồng tính nam
Bất cứ ai chưa nhiễm HIV nhưng có nguy cơ bị nhiễm bệnh qua ma túy, quan hệ tình dục đều có thể sử dụng PrEP. Đặc biệt, CDC đã khuyến nghị trong trường hợp bạn thực hiện quan hệ tình dục qua hậu môn hoặc âm đạo trong 6 tháng thì cần sử dụng PrEP. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng PrEP với những trường hợp sau:
- Bạn tình bị nhiễm HIV.
- Cả hai người khi quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su mỗi lần.
- Bạn là phụ nữ có bạn tình bị dương tính với HIV và đang mong muốn mang thai.
- Bạn được chẩn đoán mắc phải các bệnh lây truyền qua đường tình dục trong khoảng 6 tháng gần đây.
3
PrEP chỉ dùng cho người có nhiều bạn tình
Ngay cả trong trường hợp bạn quan hệ tình dục với một người duy nhất mà có những điều sau thì bạn vẫn nên sử dụng PrEP:
- Bạn tình của bạn sử dụng ma túy.
- Bạn tình của bạn đã có quan hệ tình dục với người khác.
- Bạn tình của bạn bị nhiễm HIV.
4
Không cần sử dụng bao cao su nếu dùng PrEP
PrEP là loại thuốc giúp ngăn ngừa sự phát triển của HIV trong trường hợp bạn tiếp xúc với virus gây nhiễm HIV khi quan hệ tình dục. Việc sử dụng bao cao su sẽ giúp bạn tránh tiếp xúc với những loại virus này ngay từ đầu.
Bên cạnh đó, bao cao su còn giúp phòng ngừa được một số bệnh khác như bệnh lậu, chlamydia,... Đây là những loại bệnh mà PrEP không có khả năng phòng ngừa được.
5
Phải sử dụng PrEP mỗi ngày
Điều này phụ thuộc vào loại thuốc PrEP mà bạn chọn, trong đó nếu bạn chọn PrEP hàng ngày với truvada và descovy thì phải sử dụng chúng đều đặn mỗi ngày. Bên cạnh đó, hiện cũng có loại thuốc PrEP dạng tiêm có tên là apretude có tác dụng trong vòng 2 tháng. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng PrEP theo những cách sau nếu bạn không thường xuyên quan hệ tình dục:
- Trước khi quan hệ tình dục khoảng 2 - 24 giờ, uống 2 viên thuốc.
- Uống 1 viên thuốc 24 giờ sau liều đầu tiên.
- Uống 1 viên thuốc 24 giờ sau liều thứ 2.
6
PrEP có tác dụng phụ xấu
PrEP rất an toàn, đồng thời những tác dụng phụ của thuốc khá nhẹ, chỉ với các triệu chứng như tiêu chảy, đau đầu, buồn nôn, đau bụng, phát ban,... Tuy nhiên sau khi dùng thuốc một thời gian thì những tác dụng phụ này sẽ biến mất. Mặt khác, đối với những người bị bệnh về gan hoặc thận thì thuốc PrEP có thể sẽ không an toàn.
7
PrEP phải sử dụng đến hết đời
Điều này hoàn toàn là không cần thiết. Nếu trong trường hợp bạn không còn nguy cơ nhiễm HIV nữa thì có thể liên hệ với bác sĩ để được tư vấn về cách ngừng sử dụng thuốc này một cách an toàn. Trong đó, đối với từng loại thuốc PrEP khác nhau sẽ có cách dừng khác nhau:
- PrEP tình huống: Có thể ngừng sử dụng khi uống đến liều thứ 3.
- PrEP hàng ngày: Có thể ngừng sử dụng sau khi uống 2 liều hàng ngày hoặc 28 liều hàng ngày sau lần phơi nhiễm cuối cùng.
- PrEP dạng tiêm: Có thể ngưng sử dụng sau liều cuối cùng. Đồng thời hãy theo dõi và xét nghiệm HIV trong khoảng 12 tháng tiếp theo.
Bài viết trên đây HAY ĂN đã cùng các bạn tìm hiểu một số quan niệm sai lầm về PrEP dự phòng trước phơi nhiễm HIV. Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc cũng như hiểu hơn về loại thuốc phòng ngừa HIV này.
Nguồn: Báo Sức khỏe & Đời sống
Có thể bạn quan tâm: