Hay ăn


Hưỡng dẫn nấu ăn


Những điều bạn cần lưu ý để nấu rau câu không bị chảy nước

Để làm rau câu, rau câu ly thơm ngon không bị chảy nước thì không chỉ ở công thức mà còn ở kinh nghiệm thực tế. Cùng tìm hiểu bí quyết nấu rau câu không bị chảy nước.

Chắc hẳn trong số chúng ta ai mới tập đổ rau câu cũng gặp phải tình trạng chảy nước khi nấu chung với trái cây hoặc làm rau câu nhiều lớp thì bị tách lớp, không dính với nhau đúng không? Cùng xem tiếp để biết xem bạn có làm đúng như cách đổ rau câu mà mình chia sẻ không nhé.

1 Tỉ lệ bột rau cau và nước

Thông thường rau câu sau khi đông có hiện tượng chảy nước là do trong quá trình nấu bạn cho nước quá nhiều:

- Bột rau câu giòn: Theo hướng dẫn sử dụng thông thường sẽ theo tỉ lệ 50g bột rau câu/ 2.5 lít nước. Tuy nhiên theo kinh nghiệm từ thực tế thì bạn nên sử dụng theo tỉ lệ 50g bột rau câu/ 1.5 lít nước như vậy rau câu khi hoàn thành sẽ không bị bở.

- Bột rau câu dẻo: Tùy vào nhu cầu mà bạn sẽ tăng giảm lượng nước (600ml, 800ml, 1 lít, 1.5 lít, 2 lít,...) để đạt được độ dẻo mong muốn. Trung bình sẽ là 10g bột rau câu/1 lít nước.

- Khi có thêm chất lỏng như sữa, cà phê, nước trái cây, nước cốt dừa thì bạn nên giảm lượng nước lại.

Tham khảo thêm: Phân biệt các loại bột rau câu

2 Độ chua

Vị chua là hương vị yêu thích của khá nhiều bạn, đồng thời giúp bạn không bị ngán cho nên nhiều người làm rau câu với các loại trái cây, tuy nhiên cho nhiều trái cây có vị chua quá nhiều sẽ dễ gây chảy nước ở rau câu, do đó bạn nên cân bằng vị chua ngọt đảm bảo không quá ngọt hay quá chua.

Đặc biệt trái cây dù ngọt hay chua đều có lượng vitamin C dễ làm chảy nước rau câu, vì vậy trước khi ép bạn hãy ngâm trái cây với chút đường nhằm cân bằng độ chua.

Tham khảo thêm:  5 cách làm rau câu dừa dẻo thơm ngon, mát lạnh, dễ làm tại nhà

Cách nấu rau câu không bị chảy nước

3 Lưu ý khi nấu rau câu

1. Nếu chỉ khuấy rau câu trong nước lạnh và nấu thì hiện tượng chảy nước rất dễ xảy ra. Vì vậy bạn cần lưu ý về cách nấu cho từng loại bột rau câu:

- Bột rau câu giòn: Ngâm trong nước lạnh 30 – 45 phút, chỉ khuấy nhẹ một lần ngay khi cho bột rau câu vào rồi mới bắt lên bếp nấu.

- Bột rau câu dẻo: Sau khi nấu sôi nước, bạn giảm lửa nhỏ lại và từ từ cho bột rau câu vào nồi và khuấy nhẹ giúp bột hòa tan, như vậy rau câu sẽ dai và ngon hơn.

Xem chi tiết cách sử dụng bột rau cau dẻo và rau câu giòn

Cách nấu rau câu không bị chảy nước

2. Khi bột rau câu tan hoàn toàn bạn mới cho các nguyên liệu khác như nước cốt dừa, sữa, cà phê vào khuấy thật nhanh cho tan hết rồi mới tắt bếp cho ra khuôn, nếu cho vào khi bột rau câu chưa tan hết thì rất dễ bị tách lớp.

3. Nếu bạn làm rau câu nhiều lớp thì không nên để rau câu đông cứng rồi mới đổ tiếp lớp khác, như vậy 2 lớp ấy sẽ không dính được với nhau, kinh nghiệm của bản thân mình là chỉ đợi cho rau câu hơi đông lại, còn hơi ấm ấm là đổ tiếp lớp sau.

Với những kinh nghiệm mà mình vừa chia sẻ, hy vọng các bạn đã có thể tự tin để làm món rau câu cho cả nhà thưởng thức mà không phải mua các loại rau câu làm sẵn như: Rau câu New Choice. Chúc các bạn thành công với món ăn này nhé!

Có thể bạn quan tâm:

>>> Cách làm thạch bi phô mai cho món trà sữa thêm hấp dẫn

>>> Cách làm thạch rau câu dưa hấu ngon mát lạnh

>>> Cách làm món rau câu trái cam hấp dẫn và bổ dưỡng

HAY ĂN

Từ khóa: Những điều bạn cần lưu ý để nấu rau câu không bị chảy nước,rau câu,bột rau câu,sử dụng bột rau câu,làm rau câu không bị chảy nước,bí quyết nấu ăn,cách nấu rau câu,cách nấu rau câu không bị chảy nước,