Hay ăn


Hưỡng dẫn nấu ăn


Những điểm khác biệt giữa nước dừa và nước cốt dừa

Nước dừanước cốt dừa là hai nguyên liệu góp thêm độ thơm ngon và đậm đà cho các món ăn. Tuy nhiên, bạn có dám chắc mình sẽ sử dụng chúng đúng công dụng? Hãy cùng HAY ĂN tìm hiểu nhé!

Nước dừa và nước cốt dừa là hai nguyên liệu góp thêm độ thơm ngon và đậm đà cho các món ăn. Nước dừa không chứa chất béo nhưng lượng muối khoáng cung cấp những năng lượng thiết yếu và tăng sức đề kháng. Tuy nhiên, nước cốt dừa cung cấp một lượng kalo rất cao, và đa số các loại khoáng chất và vitamin đều có mặt trong nó. Mặc dù cả hai đều có rất nhiều công dụng nhưng bạn cần lưu ý một số điểm khi sử dụng để tránh làm hại đến sức khỏe.

1 Nước dừa

Thành phần dinh dưỡng

Nước dừa không chứa chất béo, ít năng lượng, trong 250 ml nước dừa chứa 45 kcal.

Bên cạnh đó, lượng muối khoáng cung cấp những năng lượng thiết yếu và tăng sức đề kháng. Đặc biệt, nước dừa có hàm lượng magie và kali rất cao, là thức uống tăng lực cho những người tập yoga và tập thể dục.

Thành phần dinh dưỡng

Công dụng của nước dừa

- Giúp điều hòa huyết áp: vì nồng độ kali và axit lauric cao nên nước dừa hỗ trợ cơ thể điều hòa huyết áp.

- Tốt cho hệ tiêu hóa: Ngoài những chất khoáng và vitamin, chất xơ trong nước dừa giúp hạn chế chứng khó tiêu ở dạ dày.

- Đồ uống cho phái đẹp: Chất cytokine trong nước dừa hỗ trợ việc hình thành và tăng trưởng tế bào. Cân bằng độ pH để có một làn da khỏe mạnh, không khô ráp.

- Tăng cường hệ miễn dịch: Dù lượng calo trong nước dừa ít nhưng lượng vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác đóng vai trò tăng cường cơ bắp, hệ thần kinh và hệ miễn dịch.

Công dụng của nước dừa

Cách sử dụng nước dừa

Nước cốt dừa tươi (nước dừa xiêm xanh) được uống trực tiếp như nước giải khát và bù đắp điện giải.

Bên cạnh đó, để tăng vị ngọt cho các món ăn, dừa được sử dụng để nấu nước dùng.

Tuy nhiên, nếu uống dừa tươi, bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:

- Những người có tiền án bệnh tật về các bệnh phù nề, suy tim, gan và suy thận, … hạn chế hoặc không uống nước dừa vì nước dừa sẽ làm tình trạng của bệnh nặng thêm.

- Nước dừa chỉ được nên uống khoảng 100 – 200 ml/ lần uống và không nên sử dụng nước dừa đã để quá 1 giờ sau khi lấy ra.

Cách sử dụng nước dừa

2 Nước cốt dừa

Thành phần dinh dưỡng

Nước cốt dừa cung cấp một lượng kalo rất cao, khoảng 450 – 500 calo/ 250 ml, cao gấp 6 lần so với sữa tươi tách béo và một lượng chất béo bão hòa.

Bên cạnh đó, sắt, selenium, đồng, canxi, magie, phốt pho, kali và các vitamin C, E, B1, B3, B5 và B6 đều có mặt trong sữa dừa.

Cách sử dụng nước dừa

Công dụng của nước cốt dừa

- Ngăn ngừa lão hóa da: Đồng và vitamin C giúp duy trì sự đàn hồi của da, hạn chế nếp nhăn phát triển. Hơn nữa, nước cốt dừa giúp da trở nên mịn màng và trắng sáng hơn.

- Là bạn đồng hành của chị em phụ nữ: Dùng nước cốt dừa tẩy trang sẽ lấy đi các hóa chất bám chặt ở lỗ chân lông, giúp da thông thoáng. Ngoài ra, nó còn là liệu pháp giảm thiểu tình trạng da bị cháy nắng, giúp da mau phục hồi.

Công dụng của nước cốt dừa

Cách dùng nước cốt dừa

Nước cốt dừa được dùng cho các món đồ uống, các món ăn và cả những món tráng miệng, đây là loại nguyên liệu tạo cho món ăn dậy mùi thơm và có độ béo ngậy tự nhiên.

Nhưng vì chất béo hòa tan và hàm lượng calo nên đây là loại thức uống/thực phẩm không phù hợp với những người có vấn đề về tim mạch, có nồng độ cholesterol cao và bệnh béo phì.

Tuy nhiên, nước cốt dừa đóng hộp được sản xuất thành 2 loại: Loại chứa ít và loại chứa nhiều chất béo. Chính vì thế, bạn có thể kiểm soát được lượng chất béo mà không làm mất đi vị thơm ngon đặc trưng của nó.

Cách dùng nước cốt dừa

3 Sự khác nhau giữa nước dừa và nước cốt dừa

Nước dừa là một chất lỏng, trong suốt, bên trong trái dừa, có vị ngọt tự nhiên, bạn có thể uống trực tiếp. Nước dừa là một loại thức uống giải khát phổ biến, được nhiều người yêu thích.

Nước dừa có lượng calo thấp, nước dừa có khoảng 94% nước và carbs.

Ngược lại, nước cốt dừa được chế biến từ phần cái dừa đã già, nước cốt dừa màu trắng, chứa nhiều chất béo, lượng calo cao, gấp 12 lần nước dừa. Hàm lượng nước trong nước cốt dừa khoảng 50%.

Sự khác nhau giữa nước dừa và nước cốt dừaSự khác nhau giữa nước dừa và nước cốt dừa

Tham khảoNên sử dụng bột nước cốt dừa hay nước cốt dừa đóng lon?

HAY ĂN hi vọng bạn sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc sử dụng nước dừa và nước cốt dừa nhé!

Từ khóa: Những điểm khác biệt giữa nước dừa và nước cốt dừa,nước dừa,nước cốt dừa,sự khác nhau giữa nước dừa và nước cốt dừa,nước dừa khác nước cốt dừa như thế nào,