Hay ăn


Hưỡng dẫn nấu ăn


Nhận biết tôm khỏe và tôm bệnh

Tôm là một loại thực phẩm chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu ăn phải tôm bệnh sẽ gây ra những tác hại khôn lường. Tôm khỏe và tôm bệnh có những biểu hiện khác nhau qua triệu chứng bên ngoài và bên trong cơ thể.

Ngoài những câu hỏi xung quanh về tôm như cơ thể tôm có mấy phần hay làm món gì ngon thì cách nhận biết tôm khỏe và tôm bệnh cũng được nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu ngay nhé.

Nhận biết tôm khỏe và tôm bệnh qua quan sát bên ngoài

Nhận biết tôm bệnh qua quan sát bên ngoài

Tôm khỏe

Tôm bệnh

Màu sắc cơ thể

Thường có màu xanh lá cây.

Tôm có thân màu đỏ có thể là do nhiễm vi rút GAV, bị nhiễm khuẩn nên rối loạn sắc tố.

Những con tôm vị nhiễm vi rút đốm trắng thì xuất hiện đốm trắng trên vỏ đầu ngực.

Tôm có màu xanh da trời có thể là do dinh dưỡng kém hoặc nhiễm vi rút MBV.

Màu sắc của mang tôm

Mang tôm khỏe thường rất sạch, có màu xanh đậm.

Thường có màu nâu đen (do cặn bẩn của các vi sinh vật thải ra bám vào mang).

Hoặc mang có màu xanh có thể là do môi trường nước có nhiều tảo lục và tảo lam.

Vỏ tôm

Tôm khỏe có vỏ cứng, chứa nhiều can-xi.

Vỏ tôm bệnh mềm dẫn đến các vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào.

Nếu thấy vỏ tôm có màu xanh lá và nhớt thì có thể do nhiễm ký sinh trùng Protozoa.

Cơ tôm

Cơ chắc, thịt đầy vỏ.

Những con tôm có cơ co lại, làm rỗng vỏ thì do ăn ít hoặc không ăn kéo dài.

Ngoài ra, tôm bị bệnh cũng có thể do nhiều tác nhân khác.

Độ linh hoạt

Tôm bám thành tốt, hoạt động linh hoạt, phản xạ nhanh.

Khi bơi đuôi tôm xòe ra, cặp râu lúc nào cũng khép kín.

Tôm bệnh thường lờ đờ, thiếu linh hoạt, phản xạ chậm.

Nhận biết tôm khỏe và tôm bệnh qua dấu hiệu bên trong cơ thể

Tôm khỏe ruột nhiều đồ ăn

Tôm khỏe

Tôm bệnh

Quan sát đường ruột

Rạch đôi cơ thể tôm, thấy ruột đầy thức ăn là tôm khỏe.

Rạch ra thấy ruột rỗng từng đoạn hoặc toàn bộ thì là mắc bệnh ăn ít hoặc không ăn.

Quan sát màu phân tôm

Phân tôm có màu xanh đen, xám đen, hồng ở tôm nhỏ, màu nâu ở tôm lớn.

Phân có màu trắng, đỏ có thể do nhiễm khuẩn. Nhưng cũng có thể do tôm ăn một loại thức ăn nào đó nên mới có màu phân như vậy.

Một số lưu ý khi ăn tôm

Tôm rất tốt cho sức khỏe nhưng phải ăn đúng cách nếu không sẽ gặp phải những hậu quả khôn lường. Bạn không nên ăn tôm sống vì có thể nhiễm giun, sán, ký sinh trùng từ tôm sang cơ thể.

Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn quá nhiều tôm vì có thể gây rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng, thậm chí dẫn đến tiêu chảy. Không ăn tôm chung với các hoa quả chứa Vitamin C, không ăn khi bị dị ứng, bị ho.

Không nên ăn quá nhiều tôm

Xem thêm: Cách nhận biết tôm tiêm hóa chất

Trên đây là một số cách đơn giản để nhận biết tôm bệnh và tôm khỏe. Hi vọng rằng bạn sẽ áp dụng để lựa chọn được những con tôm tươi ngon, khỏe mạnh về chế biến cho cả gia đình.

Bạn sẽ quan tâm:

>>> Phân biệt tôm thẻ với tôm sú

Kinh nghiệm hay Bách Hoá XANH

Từ khóa: Nhận biết tôm khỏe và tôm bệnh,nhận biết tôm khỏe và tôm bệnh,triệu chứng của tôm bệnh,cách phân biệt tôm bệnh và tôm khỏe,mẹo nhận biết tôm bị bệnh,cách ăn tôm đúng cách,