Hưỡng dẫn nấu ăn
Sau khi sinh các mẹ hay có những dấu hiệu khác thường như triệu chứng đau lưng mà không rõ nguyên nhân từ đâu và cách khắc phục như thế nào, cùng tìm hiểu ngay nhé!
Các mẹ bỉm sau khi sinh thường có những thay đổi cơ thể, trong đó xuất hiện triệu chứng đau lưng gây khó chịu và nhức mỏi. Vậy triệu chứng này xuất phát từ đâu và cách khắc phục để loại bỏ những cơn đau lưng dai dẳng, mệt mỏi như thế nào? Hãy cùng HAY ĂN tìm hiểu nhé!
1
Nguyên nhân gây đau lưng sau khi sinh
Tăng cân
Trong thời gian mang thai, phụ nữ thường tăng từ 10 - 20kg. Do đó, cột sống của người mẹ phải chịu áp lực từ trọng lượng khối của cơ thể và em bé khi mang thai. Khi đó khối cơ thành bụng bị giãn nên cột sống mất sự hỗ trợ dẫn đến căng cơ nhiều hơn ở phía lưng phần thấp.
Khi người mẹ hoạt động, khối lượng sẽ bị tăng dần lên khi nâng em bé ở tư thế uốn cong và xoắn nghiêng trong lúc di chuyển. Ngoài ra, khối lượng của em bé và tử cung đang phát triển cũng gây áp lực lên các mạch máu và dây thần kinh ở khung xương chậu, lưng và vùng xương cụt, dẫn đến đau lưng về sau.
Tư thế thay đổi
Khi mang thai, cơ thể bị thay đổi trọng tâm, dần dần cơ thể tự điều chỉnh tư thế và cách di chuyển, dẫn đến đau vùng cột sống thắt lưng hoặc căng khối cơ lưng gây đau nhức.
Thay đổi hormone
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể người mẹ tạo ra hormone relaxin, cho phép dây chằng ở vùng xương chậu được thư giãn và khớp trở nên nới lỏng hơn để chuẩn bị cho việc sinh nở. Nhưng điều này làm mất ổn định trục cột sống, gây tăng nguy cơ viêm khớp và dây chằng. Sau khi sinh khoảng 3-4 tháng, loại hormone này khi trở về mức bình thường thì cơn đau lưng của mẹ bỉm mới giảm đi.
Căng thẳng
Trong thời gian chăm con, các mẹ bỉm hay có tâm lý lo âu, suy nghĩ tiêu cực gây căng thẳng, dẫn đến căng cơ, đặc biệt cơ ở lưng. Các mẹ bỉm thường gắng sức làm việc và chăm sóc con cái, việc này làm tác động lên cột sống tạo ra cảm giác mỏi, nặng, giãn vùng lưng tăng dần theo thời gian.
Loãng xương
Trong quá trình mang thai và cho con bú, các mẹ bỉm có thể xuất hiện hiện tượng loãng xương vi thể, đó là sự mất canxi trong các bè xương, đặc biệt là các thai phụ lớn tuổi. Các động tác mang vật nặng làm tăng gánh nặng đột ngột lên cột sống, thay đổi tư thế bất chợt gây tổn thương các khớp xung quanh cột sống, gây nên các cơn đau lưng cấp tính.
Quá trình viêm
Viêm xảy ra do hiện tượng lỏng lẻo các khớp, các dây chằng liên quan đến cột sống thắt lưng và vùng khung chậu. Các tín hiệu đau do viêm gây nên báo hiệu rằng vấn đề đau cần được quan tâm, gây đau nhiều hơn trong giai đoạn cuối thai kỳ và giai đoạn phục hồi sau sinh.
Biểu hiện của đau lưng do viêm thường biểu hiện ở một số khớp vùng xung quanh cột sống thấp hay ở các dây chằng thắt lưng chậu, dây chằng liên gai.
Cho con bú sai cách
Ngoài các nguyên nhân trên thì tư thế cho con bú cũng là một trong những lý do gây đau lưng cho mẹ bỉm. Khi mẹ bỉm quá tập trung cho con bú mà quên mất tư thế ngồi đúng sẽ khiến cho cổ và cơ bắp bị mỏi khi nhìn xuống, điều này dẫn đến cơn đau lưng cho người mẹ.
Nhiễm lạnh
Sau khi sinh, mẹ bỉm thường bị tổn thương khí huyết nếu không giữ ấm cơ thể, bị gió lạnh tấn công gây ảnh hưởng đến sức khỏe, làm cơ thể thừa độ ẩm, dẫn đến đau vùng lưng, xương khớp ở những vị trí khác. Mẹ bỉm nằm đệm quá cứng hay thường xuyên đi giày cao gót cũng dễ gây ra hiện tượng đau lưng sau sinh.
Giãn dây chằng
Những biến đổi của cơ thể trong giai đoạn thai kỳ làm nới lỏng các khớp và dây chằng khiến cấu trúc kém ổn định, gây đau nhức khi đi, đứng, hay làm những hoạt động thường ngày. Sau khi sinh, nguyên nhân này gây ra cho mẹ bỉm những cơn đau lưng là điều không thể tránh, vì khi sinh tâm lý căng thẳng đòi hỏi các cơ bắp phải hoạt động hết công suất.
Thiếu canxi
Trong giai đoạn mang thai, mặc dù thai phụ đã được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, nhưng nếu không đáp ứng đủ lượng canxi thì cơ thể người mẹ phải bù đắp sang cho thai nhi, gây nên tình trạng loãng xương. Sau khi sinh, sức khỏe của người mẹ còn yếu, phải cho con bú thường xuyên nên lượng canxi trong cơ thể sẽ bị thiếu hụt, tạo cơ hội cho những cơn đau lưng khởi phát.
Do gây tê tủy sống
Gây tê tủy sống xảy ra khi người mẹ sinh mổ, phương pháp này gây ra tác dụng phụ là đau lưng. Hiện tượng đau lưng do phương pháp này gây nên diễn ra trong vài ngày sau sinh. Nhưng có một số trường hợp thì sản phụ sau sinh 2-3 tháng vẫn cảm thấy đau lưng mỗi khi hoạt động. Có đến 90% phụ nữ sinh sử dụng phương pháp này đều bị đau lưng.
2
Cách khắc phục tình trạng đau lưng sau sinh
Nghỉ ngơi đầy đủ
Trước hết, mẹ bỉm nên có chế độ nghỉ ngơi đầy đủ để không gây ảnh hưởng đến cơ thể sau sinh. Các mẹ bỉm nên lựa chọn cho mình tư thế nghỉ ngơi thoải mái nhất và tránh làm những công việc quá sức, nặng nhọc. Mẹ bỉm nên chọn cho mình không gian yên tĩnh để tránh gây ảnh hưởng đến thời gian nghỉ hồi sức của mình.
Cho con bú đúng tư thế
Các mẹ bỉm nên cho con bú đúng tư thế để tránh gây ảnh hưởng đến phần xương sống vùng cổ và lưng gây nhức mỏi vai gáy, đau lưng. Mẹ bỉm nên tránh gập người, cúi người hoặc khom người quá lâu.
Thường xuyên thay đổi tư thế và kết hợp xoay, lắc cổ, vặn nhẹ phần thắt lưng để giảm đau nhức và mệt mỏi. Mẹ bỉm nên tham khảo những tư thế cho con bú thoải mái theo những cách như ngồi ngả lưng về phía sau theo góc 45 độ, có thể dựa lên gối, đặt bé nằm lên bụng và tì vào ngực mẹ để bú.
Mẹ bỉm cũng có thể đặt bé nằm nghiêng song song với mình, tay mẹ đỡ đầu và cho bé quay mặt vào bầu vú. Ngoài ra, mẹ cũng có thể ngồi tựa vào ghế, lưng thẳng, một chân gác lên chiếc ghế khác có chiều cao vừa tầm, kê một chiếc gối sau lưng, thư giãn và thoải mái tận hưởng cho bé bú mà không lo sợ đau lưng.
Giữ tâm lý thoải mái
Sau sinh, rất nhiều mẹ bỉm bị mắc phải tâm lý luôn lo âu, căng thẳng, điều này gây ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe rất nhiều. Do đó, các mẹ bỉm nên tạo cho mình một tâm lý thoải mái, tinh thần lạc quan để chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho bản thân và bé.
Cải thiện chế độ ăn hàng ngày
Sau khi sinh, các mẹ bỉm nên có một chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, để bù đắp lại những chất bị thiếu hụt khi sinh, nhất là canxi. Các mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu kẽm, giúp hấp thu canxi tốt hơn.
Bên cạnh đó là tăng cường những thực phẩm giàu chất sắt và ăn nhiều trái cây để bổ sung vitamin C, khoáng chất. Đồng thời, mẹ bỉm nên duy trì thói quen uống 2 lít nước mỗi ngày.
Massage, bấm huyệt
Sau sinh, các mẹ nên massage, bấm huyệt để kích thích tuần hoàn máu, giảm thiểu được các cơn đau nhức, đẩy lùi stress, cải thiện tinh thần tốt hơn. Phương pháp này giúp các cấu trúc cơ, xương, khớp vùng lưng, hông và các vùng khác được thư giãn, thoải mái, đánh tan các cơn đau nhức, mệt mỏi giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Sử dụng phương thuốc nam
Bên cạnh những phương pháp điều trị trên thì sử dụng thuốc nam cũng góp phần đẩy lùi được cơn đau lưng cho mẹ bỉm đáng kể. Trong các bài thuốc nam, mẹ bỉm có thể áp dụng các công dụng của lá ngải cứu, lá lốt, lá ớt và rượu trắng để điều trị các cơn đau nhức lưng.
Sử dụng phương pháp Tây y
Bên cạnh những phương pháp cổ truyền thì mẹ bỉm cũng có thể nhờ đến phương pháp tân tiến của y khoa hiện đại Tây y. Việc thăm khám và thực hiện theo liệu trình của bác sĩ Tây y sẽ giúp mẹ bỉm có cảm giác được nhẹ nhàng hơn và cải thiện bệnh tình rõ rệt.
Tập thể dục, vận động cơ thể nhẹ nhàng
Mỗi ngày, mẹ bỉm nên tranh thủ công việc tự dành thời gian khoảng 20-30 phút để tập những bài thể dục nhẹ nhàng, các động tác yoga đơn giản tại nhà để cải thiện sức khỏe và hồi phục thể trạng nhanh hơn. Phương pháp này sẽ làm tâm trạng được cải thiện và lấy lại được vóc dáng cho mẹ bỉm nhanh chóng.
Giảm cân
Sau sinh, mẹ bỉm nên có những liệu trình và phương pháp giảm cân để tránh được tình trạng đau lưng, đau cột sống. Các mẹ nên dành cho mình chế độ ăn dinh dưỡng phù hợp và những bài tập thể dục mỗi ngày để nâng cao sức khỏe cho chính mình. Tuy nhiên, mẹ cũng không cần quá nôn nóng về vấn đề này mà làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và em bé.
Như vậy, HAY ĂN đã cùng bạn tìm hiểu về nguyên nhân gây đau lưng sau khi sinh và cách khắc phục rồi nhé! Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp được cho bạn nhiều thông tin để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và em bé hiệu quả trong giai đoạn sau sinh.
Nguồn: hongngochospital.vn
Có thể bạn quan tâm:
- 10 thực đơn cho mẹ sau sinh giúp đảm bảo sức khỏe và nhiều sữa
- Bí kíp giúp mẹ sau sinh lấy lại sức khoẻ nhanh chóng
- Mẹ bỉm sữa có nên ở cữ sau sinh không, bao lâu thì được ra đường?
Từ khóa: đau lưng sau sinh,đau lưng sau khi sinh,nguyên nhân đau lưng sau sinh,nguyên nhân gây đau lưng sau khi sinh,