Hưỡng dẫn nấu ăn
Rau mồng tơi là loại rau quen thuộc, có giá trị dinh dưỡng cao. Vậy người bệnh tiểu đường ăn rau mồng tơi có tốt không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này.
Tiểu đường là một bệnh mãn tính, gây ra do sự rối loạn chuyển hoá carbohydrate trong cơ thể, dẫn đến tình trạng đường huyết cao. Người bệnh tiểu đường cần chú ý đến chế độ ăn uống, để kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Trong bài viết này, HAY ĂN sẽ giới thiệu cho bạn về rau mồng tơi, một loại rau có nhiều lợi ích cho người bệnh tiểu đường, cũng như cách ăn và những lưu ý khi sử dụng rau mồng tơi hiệu quả.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1
Công dụng của rau mồng tơi với bệnh tiểu đường
Rau mồng tơi là một loại rau quen thuộc trong bữa ăn của người Việt Nam, có lá mềm và giòn, vị ngọt thanh. Rau mồng tơi có nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ, vitamin C, vitamin A, vitamin K, folate, canxi, sắt, magie, kali, mangan và các chất chống oxy hóa.... Không chỉ bổ sung nhiều dưỡng chất, rau mồng tơi còn có tác dụng tốt cho sức khỏe như:
- Giúp chậm quá trình phân giải carbohydrate và hấp thụ đường trong ruột, từ đó giảm mức đường trong máu sau khi ăn, cải thiện chức năng tiêu hoá, ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ giảm cân.
- Giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng và viêm nhiễm.
- Giúp đông máu, ngăn ngừa chảy máu và xuất huyết.
- Giúp sản xuất và duy trì các tế bào mới, đặc biệt là các tế bào máu, ngăn ngừa thiếu máu, bệnh tim mạch và một số dị tật bẩm sinh.
2
Người bệnh tiểu đường ăn rau mồng tơi có tốt không?
Với những công dụng của rau mồng tơi với bệnh tiểu đường đã kể trên, có thể thấy rằng người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn rau mồng tơi để cải thiện sức khỏe.
Theo một nghiên cứu trên chuột cho thấy, dịch chiết từ rau mồng tơi có tác dụng chống tiểu đường do alloxan gây ra.
Nghiên cứu trên lá và dịch nhầy của rau mồng tơi cũng được chứng minh là có tác dụng rất tốt với người bị tiểu đường, giúp hạ đường huyết, giảm khả năng hấp thụ đường vào máu, ngăn ngừa nguy cơ tăng đường huyết,...
Ngoài ra, rau mồng tơi còn chứa hàm lượng chất xơ và vitamin C cao có đặc tính chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe người tiểu đường.
3
Cách ăn rau mồng tơi với bệnh tiểu đường
Người bệnh tiểu đường có thể chế biến rau mồng tơi thành nhiều món ăn khác nhau, như:
Canh rau mồng tơi: Canh rau mồng tơi là món ăn đơn giản, dễ làm và rất tốt cho người bệnh tiểu đường.
Rau mồng tơi xào tỏi: Món ăn đơn giản thanh mát, giúp bổ sung chất xơ và vitamin cho cơ thể.
Canh cua nấu rau mồng tơi: Món ăn thơm ngon, kích thích vị giác với nhiều vitamin, khoáng chất rất tốt cho người tiểu đường.
Khi chế biến rau mồng tơi, người bệnh tiểu đường nên lưu ý không nên nấu rau quá chín, tránh làm mất đi các chất dinh dưỡng.
4
Những lưu ý cho bệnh nhân tiểu đường khi ăn rau mồng tơi
Ngoài những lưu ý về lượng ăn, người bệnh tiểu đường cũng cần lưu ý một số điều sau khi ăn rau mồng tơi:
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng, cách sử dụng để tránh lạm dụng việc dùng rau mồng tơi.
- Không nên ăn rau mồng tơi sống dễ gây đau bụng hay các vấn để tiêu hóa khác.
- Không nên ăn rau mồng tơi đã để qua đêm, vì rau mồng tơi để lâu sản sinh ra nitrat có thể tăng nguy cơ gây ung thư.
- Không nên ăn rau mồng tơi với thịt bò vì dễ gây đau bụng, khó tiêu.
- Bên cạnh rau mồng tơi, người bệnh cần bổ sung thêm các loại rau xanh khác có lợi như: Cần tây, mướp đắng, bắp cải, rau bó xôi, đậu xanh,... cùng các loại trái cây, ngũ cốc, cá, trứng,...
- Tránh các thực phẩm chứa chỉ số GI, hàm lượng đường và tinh bột cao như: Khoai, sắn, kẹo, sữa,...
Trên đây là những thông tin về lợi ích của rau mồng tơi với người bệnh tiểu đường. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này và đưa ra lựa chọn phù hợp cho chế độ ăn uống của mình.
Có thể bạn quan tâm: