Hưỡng dẫn nấu ăn
Ngực bên to bên nhỏ là nỗi lo của rất nhiều mẹ bỉm. Vậy nguyên nhân là gì? Có cách cải thiện không? Cùng HAY ĂN tìm câu trả lời nhé!
Ngực bên to bên nhỏ là tình trạng mà không ít mẹ bỉm gặp phải sau khi sinh con. Vậy có cách nào cải thiện hay khắc phục tình trạng này không? Cùng HAY ĂN tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1
Nguyên nhân ngực bên to bên nhỏ khi cho con bú
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngực bên to bên nhỏ khi cho bé bú nổi bật là:
- Mẹ cho bé bú một bên nhiều hơn: Khi bé bú một bên nhiều hơn thì bên đó sẽ tiết ra lượng sữa nhiều hơn, dẫn đến kích thước phát triển hơn so với bên còn lại. Từ đó khiến cho ngực bên to bên nhỏ.
- Tuyến sữa ở hai bên ngực không đồng đều: Điều này làm cho ngực bên to bên nhỏ do sự không đồng đều về lượng sữa mẹ. Ngoài ra, thường xuyên nằm nghiêng một bên cũng có thể khiến ngực bên đó to hơn đấy.
- Vận động một bên tay thường xuyên: Trường hợp phải dồn sức quá nhiều và thường xuyên vào một bên tay cũng nguyên nhân khiến ngực của mẹ bỉm không đều nhau.
2
Cách hạn chế ngực bên to bên nhỏ khi cho con bú
Để có thể hạn chế ngực bên to bên nhỏ khi cho bé bú, các mẹ bỉm có thể:
- Hút sữa nhiều hơn ở bên ngực nhỏ: Mẹ bỉm có thể tăng cường hút sữa ở bên nhỏ hơn để làm giảm sự chênh lệch về kích cỡ giữa hai bên ngực. Lượng sữa hút ra có thể bảo quản lạnh để dùng dần.
- Thay đổi thứ tự khi cho bé bú: Mẹ bỉm cũng có thể cho bé bú bên nhỏ trước sau đó chuyển sang bên to. Lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ tạo cho bé thói quen bú bên nhỏ hơn trước. Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng ngực bên to bên nhỏ.
3
Tư thế cho con bú tránh ngực to nhỏ, không đều
Thay đổi tư thế nằm cũng phần nào giúp mẹ bỉm tránh tình trạng ngực to nhỏ không đều. Sau đây là tư thế cho bé bú được khuyến khích:
- Cách đỡ bé: Để mặt bé nghiêng hẳn về phía mẹ, nâng cằm bé lên và để cằm chạm vào ngực, đầu có hơi ngả về sau.
- Cho bé bú kiểu bế ngang: Mẹ nên để bé nằm ngang, người hơi cong và xuôi theo chiều cánh tay. Có thể kê thêm gối sau lưng để tạo thành điểm tựa mỗi khi cho bé bú ở tư thế này.
- Cho bé bú nằm: Mẹ bỉm nằm nghiêng về một bên, khi cho bé ngậm vú, có thể kê thêm gối lên đầu bé để tạo tư thế thoải mái hơn.
4
Cách chăm sóc ngực khi cho con bú
Sau đây là một số cách chăm sóc ngực khi cho bé bú mà chúng mình tổng hợp được:
- Chế độ dinh dưỡng: Mẹ bỉm nên bổ sung các thực phẩm giàu đạm, estrogen, vitamin, axit béo, omega - 3 và các loại rau củ giàu khoáng chất.
- Mặc áo ngực khi cho bé bú: Việc này giúp mẹ bỉm tránh tình trạng chảy xệ. Ngoài ra, mẹ cũng nên chọn loại áo ngực đúng kích cỡ, chất liệu thông thoáng, co giãn tốt, ôm nhẹ bầu ngực để tiện cho bé khi bú mẹ.
- Cho con bú đúng cách: Mẹ bỉm nên cho bé ngậm toàn bộ núm vú khi bú để hạn chế tình trạng nứt đầu ti nhé.
- Cai sữa đúng thời điểm: Mẹ nên cho bé cai sữa khi bé được khoảng 1 tuổi, vì lúc này sữa mẹ không còn nhiều và khả năng đàn hồi của ngực vẫn còn tốt. Nếu để lâu có thể dẫn đến tình trạng chảy xệ.
- Làm sạch bầu vú sau mỗi lần cho con bú: Sau khi trẻ bú no, mẹ nên kiểm tra và vắt hết sữa trong vú để làm sạch bầu ngực đồng thời giảm thiểu vấn đề tắc nghẽn ống dẫn sữa.
- Không giảm cân cấp tốc: Giảm cân quá nhanh có thể khiến ngực trở nên teo tóp hoặc chảy xệ do việc thay đổi bất ngờ trọng lượng của cả cơ thể. Vì vậy các mẹ bỉm nếu muốn giảm cân thì hãy giảm một cách vừa phải, có kế hoạch nhé.
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, cách cải thiện tình trạng ngực bên to bên nhỏ và cách chăm sóc ngực cho mẹ bỉm mà HAY ĂN đã tổng hợp được. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn.
Nguồn: Nhathuoclongchau.com.vn
Có thể bạn quan tâm:
- Những đối tượng không nên đến thăm mẹ trong giai đoạn ở cữ
- 7 quan niệm dân gian sai lầm mà bố mẹ cần tránh thực hiện khi nuôi con
- Trẻ bị sốt có nên bật quạt không? Những lưu ý khi cho trẻ nằm máy quạt
Chọn mua các loại sữa pha sẵn cho bé chất lượng có bán tại HAY ĂN nhé:
Từ khóa: ngực bên to bên nhỏ,ngực bên to bên nhỏ khi cho con bú,