Hưỡng dẫn nấu ăn
Ngôi thai ngang hay ngôi vai là tình trạng hiếm gặp nhưng nguy hiểm trong việc sinh nở. Cùng tìm hiểu chi tiết về ngôi thai ngang qua bài viết sau nhé!
Ngôi thai ngang là một trong những trường hợp hiếm gặp và gây khó khăn trong việc sinh nở cho mẹ bầu, bởi tư thế của thai nhi trong bụng phức tạp. Hầu như các trường hợp ngôi thai ngang đều được chỉ định sinh mổ.
Cùng HAY ĂN tìm hiểu rõ hơn với trường hợp ngôi thai ngang qua bài viết sau nhé!
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1
Ngôi thai ngang là gì?
Ngôi thai ngang (ngôi vai hay ngôi xiên) là tình trạng thai nhi trong bụng mẹ không nằm theo trục dọc mà nằm ngang, khi đó phần đầu của thai nhi có thể nằm về bên trái bụng mẹ, chân thì nằm bên phải hoặc ngược lại.
Đối với ngôi thai ngang, phần mạn sườn, lưng, bụng của thai nhi sẽ nằm đối diện với kênh sinh trước eo và có thể gây chắn cổ tử cung, điều này khiến cho việc sinh nở trở nên phức tạp hơn nhiều, hầu hết cần phải chủ động mổ lấy thai chứ không thể sinh thường.
Trường hợp mang thai ngôi ngang là hiếm gặp, nhưng cũng gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
2
Nguyên nhân khiến ngôi thai nằm ngang
Có nhiều nguyên nhân khiến ngôi thai nằm ngang có thể kể đến như:
-
Do cơ thể mẹ bị dị dạng tử cung, mắc bệnh u xơ tử cung, u nang buồng trứng, rau tiền đạo,...
-
Người mẹ mang đa thai.
-
Ối ít, đa ối hoặc thai chết lưu.
-
Khung chậu của mẹ hẹp hoặc cong.
-
Dây rốn quá ngắn hoặc quá dài.
-
Sinh quá sớm.
-
Trục tử cung bị lệch do trải qua phẩu thuật ở tiểu khung.
3
Ngôi thai ngang có nguy hiểm không?
Ngôi thai nằm ngang là rất hiếm gặp và cũng có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi vì một số lí do sau:
-
Thai nhi ở ngôi thai nằm ngang sẽ chắn ngang tử cung nên không thể lọt qua kênh sinh, khiến việc sinh nở khó khăn.
-
Dễ làm rách mang thai sớm, hoặc sa dây rốn dẫn đến suy thai, thai lưu. Không xử lí kịp thời sẽ gây vỡ tử cung.
-
Thai nhi có thể bị ngạt thở nếu không chui ra ngoài kịp.
Do đó, đa số các trường hợp ngôi thai ngang đều được chỉ định sinh mổ thay vì sinh thường để đảm bảo an toàn.
4
Thai ngôi ngang phải làm sao?
Khi được bác sĩ chẩn đoán ngôi thai ngang thì thai phụ không cần quá lo lắng mà ảnh hưởng sức khỏe. Bà bầu nên tuân theo chỉ định của bác sĩ để việc sinh mổ diễn ra thuận lợi, an toàn.
Tùy vào cơ địa của mẹ mà bác sĩ có thể chỉ định thời gian mổ lấy thai khác nhau. Thông thường, nếu thai nhi phát triển tốt thì sẽ mổ ở tuần thứ 38. Nếu thai nhi gặp nguy hiểm thì sẽ chỉ định mổ sớm hơn dự kiến.
Ngôi thai ngang là một tình trạng ngôi thai bất thường, nguy hiểm nên cần mổ để lấy thai theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này và chăm sóc sức khỏe tốt nhất nhé!
Nguồn: Vinmec.com
Có thể bạn quan tâm:
Từ khóa: ngôi thai ngang là gì,ngôi thai ngang,