Hưỡng dẫn nấu ăn
Để bảo vệ sức khỏe của đôi mắt khi đeo lens thì hãy cùng HAY ĂN tìm hiểu một số vấn đề thường gặp khi đeo lens và cách khắc phục hợp lý nhé!
Đỏ mắt, mỏi mắt, cay mắt được biết đến là những vấn đề thường gặp khi bạn sử dụng lens. Do đó, hôm nay hãy cùng HAY ĂN tìm hiểu một số vấn đề thường gặp khi đeo lens và cách khắc phục hợp lý qua bài viết sau.
Tham khảo thêm: 5
mẹo chữa nháy giật mắt liên tục đơn giản
1
Đeo lens bị đỏ mắt
Dưới đây là những nguyên nhân đeo lens bị đỏ mắt:
- Giác mạc thiếu oxy do lens được làm từ chất liệu thông thường không đảm bảo và không cung cấp đủ lượng oxy cho giác mạc.
- Viêm giác mạc có thể do lens của bạn đã bị nhiễm khuẩn và khi tiếp xúc trực tiếp với mắt gây ra hiện tượng viêm giác mạc.
Cách khắc phục
- Cần ngâm ít nhất 2 - 4 tiếng trước khi đeo bằng dung dịch bảo quản lens rồi mới được sử dụng.
- Cần nhỏ mắt 2 giờ/lần để mắt không bị khô và không xảy ra trường hợp đỏ mắt.
- Thường xuyên thay nước ngâm lens để loại bỏ được các vi khuẩn có trong lens.
- Luôn giữ lens trong khay để bảo quản sạch sẽ vào khô thoáng.
- Lens đã sử dụng cho vào trong khay thì bạn nên tráng lại chúng bằng dung dịch ngâm.
2
Đeo lens bị cộm
Dưới đây là những nguyên nhân đeo lens bị cộm mắt:
- Phản ứng phụ của cơ thể sẽ sinh ra các phản ứng “chống đối” như một phản ứng để bảo vệ mắt.
- Đeo ngược chiều kính, khi đó kính sẽ không khớp với nhãn cầu và không bao trọn được đôi mắt khiến mặt bị cộm, gây khó chịu.
- Chọn sai kích thước lens là một nguyên nhân phổ biến đối với những người lần đầu sử dụng.
- Do bản thân có bệnh lý về mắt như cận, viễn, loạn nên đeo lens lệch độ sẽ khiến mắt khó chịu.
- Lens kém chất lượng sẽ khiến mắt dễ bị viêm, gây cộm mắt và khó chịu.
Cách khắc phục
- Vệ sinh sạch sẽ tay trước khi đeo.
- Kiểm tra đúng chiều kính áp tròng trước khi đưa vào mắt.
- Vệ sinh sạch sẽ kính áp tròng sau khi tháo để đảm bảo không còn bụi bẩn cho lần đeo sau.
- Thực hiện đúng theo các bước hướng dẫn.
- Nhỏ thuốc nhỏ mắt chuyên dụng để giúp mắt quen với kính áp tròng.
3
Đeo lens bị nhức mắt
Dưới đây là những nguyên nhân đeo lens bị nhức mắt:
Bị nhức mắt khi đeo lens là do chọn lens không đúng độ cận, độ loạn. Khi dùng lens mắt không đúng độ tật của mắt sẽ gây nhức mắt thường xuyên, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
Cách khắc phục
Bạn cần tới phòng khám nhãn khoa để đo lại độ cận. Với các bạn cận trên 3 độ nên chọn kính áp tròng giảm độ từ 0.25 – 0.5 để mắt nhìn tốt hơn. Thường độ của lens sẽ thấp hơn độ của kính từ 0.25 - 0.5 độ.
4
Đeo lens bị mỏi mắt
Dưới đây là những nguyên nhân đeo lens bị mỏi mắt:
- Do bạn mang lens không đúng độ cận, loạn hay viễn thị.
- Mang lens suốt thời gian dài khiến mắt điều tiết quá nhiều.
Cách khắc phục
- Cần chọn lens đúng với độ cận, loạn hãy viễn để mắt của bạn không phải điều tiết quá nhiều gây mỏi mắt.
- Cung cấp độ ẩm qua việc nhỏ mắt khi mang lens bằng việc nhỏ mắt khi đeo lens, khoảng 1-2 tiếng/ lần.
5
Đeo lens bị cay mắt
Dưới đây là những nguyên nhân đeo lens bị cay mắt:
- Đeo lens liên tục trong thời gian dài sẽ làm hạn chế việc trao đổi oxy trên bề mặt khiến cho mắt bị khô, cay mắt.
- Do có những tác động mạnh vào mắt như lấy tay tháo kính hoặc có thể do kính áp tròng bị xước hoặc bị rách.
- Có thể mắt gặp bụi bẩn khi đi đường, hạt phấn li ti bám vào bề mặt lens
Cách khắc phục
- Thường xuyên nhỏ mắt và chớp mắt liên tục để tạo độ ẩm khoảng 2 giờ/lần để cung cấp oxy và giúp cho mắt không bị khô rát.
- Thường xuyên làm sạch dụng cụ, khay đựng lens và thay chúng trong khoảng từ 5 đến 7 tuần một lần để đảm bảo các dụng cụ được vệ sinh nhất có thể.
- Nên sử dụng thêm một chiếc kính mát khi đi xe máy trên đường để bảo vệ cho lens và đôi mắt của bạn.
- Cần thay nước ngâm lens sau mỗi lần sử dụng.
Tìm hiểu thêm:
Viêm giác mạc kiêng ăn gì để mau khỏi bệnh và phục hồi tốt nhé!
HAY ĂN đã gửi đến bạn một số vấn đề thường gặp khi mới đeo lens và cách khắc phục hiệu quả. Bạn hãy nghiên cứu và áp dụng để tự bảo vệ đôi mắt của mình nhé!
Có thể bạn quan tâm: