Hưỡng dẫn nấu ăn
Mắt bị đỏ một bên là một hiện tượng hay gặp và thường không gây nguy hiểm. Nguyên nhân là vì sao? Hãy cùng HAY ĂN tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Bỗng dưng một ngày bạn phát hiện một bên mắt của mình bị đỏ nhưng không biết nguyên nhân vì sao. Hãy cùng HAY ĂN đi tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục cho hiện tượng này nhé!
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1
Nguyên nhân mắt bị đỏ một bên nhưng không đau
Khi bị một số yếu tố bên ngoài tác động vào mắt, dù tác động mạnh hay nhẹ thì cũng sẽ khiến mắt xuất hiện những biểu hiện sưng, đỏ. Một bên mắt xuất hiện gân đỏ là dấu hiệu cho thấy các mạch máu ở phía trong nhãn cầu giãn nở ra do tác động ngoại lực trước đó. Ngoài ra, một số bệnh lý về mắt cũng có biểu hiện là mắt đỏ nhưng không cảm thấy đau. Sau đây là 6 nguyên nhân phổ biến khiến cho mắt bị đỏ một bên nhưng không đau:
Do dị ứng ở mắt
Đôi khi tiếp xúc với các vật thể xung quanh hay môi trường bên ngoài, mắt của bạn sẽ có thể bị bụi bẩn, hóa chất, phấn hoa, lông chó, phấn trang điểm,... bay vào. Từ đó, làm cho mắt bạn bị kích ứng, kết mạc bị ảnh hưởng và xuất hiện hiện tượng đỏ mắt hay còn gọi là tình trạng dị ứng mắt ngứa ở một bên.
Khi gặp trường hợp này, hầu hết mọi người sẽ cảm thấy ngứa, cộm mắt, thị lực kém đi và rất muốn dụi mắt. Việc dụi mắt quá nhiều sẽ khiến cho mắt sưng và nhức hơn, vì vậy, để giải quyết trường hợp này, bạn cần đi vệ sinh mắt và mặt của mình sẽ giảm đi cảm giác ngứa ngáy.
Do xước giác mạc
Tương tự như nguyên nhân phía trên, việc bạn dụi mắt nhiều khi có các dị vật bay vào mắt sẽ có nguy cơ khiến cho giác mạc bị xước. Khi đó, cảm giác khó chịu sẽ không thuyên giảm đi mà còn khiến mắt bị đỏ nóng lên, kích ứng, thị lực giảm hay nước mắt chảy không kiểm soát,... Nếu để tình trạng này càng lâu có thể sẽ khiến mắt bị sưng và đau, vì thế, nếu thấy điều bất thường hãy nhanh chóng đi thăm khám tại các bác sĩ.
Do bị đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ hay viêm kết mạc, là tình trạng mắt bị nhiễm trùng, kết mạc bị nhiễm vi khuẩn, virus khiến mắt bị viêm nhiễm. Tuy bệnh lý này đa phần là lành tính nhưng nguy cơ lây nhiễm là rất cao, vì vậy mà người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với người khác.
Dấu hiệu đầu tiên khi người bệnh bị đau mắt đỏ là mắt bị đỏ một bên, nhiều ghèn nhưng lại không cảm thấy đau. Nếu trong vòng 24-48 tiếng, người bệnh không biết cách giữ gìn thì mắt còn lại cũng có nguy cơ bị nhiễm theo. Người bệnh khi bị đau mắt đỏ sẽ không thấy đau, thay vào đó là cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, cộm mắt, nhiều gỉ, nước mắt chảy không kiểm soát,...
Do bị kích ứng với kính áp tròng
Kính áp tròng là vật tiếp xúc trực tiếp với mắt, do đó, việc vệ sinh kính áp tròng đúng cách rất quan trọng. Một số người lại quen đeo kính áp tròng qua đêm hay lười vệ sinh hàng ngày đều có thể khiến cho tình trạng kích ứng gây đỏ mắt dễ xảy ra hơn.
Không chỉ vậy, dung dịch chuyên dụng để rửa kính cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng kích ứng mắt, trong trường hợp người sử dụng không vệ sinh đúng cách. Vì thế, nếu quyết định sử dụng kính áp tròng, bạn nên tìm hiểu thật kỹ để tránh các rủi ro xảy ra.
Do hội chứng khô mắt
Đây là tình trạng đang rất phổ biến hiện nay, đặc biệt là những người phải làm việc, tiếp xúc nhiều với máy tính, máy tính bảng hay điện thoại thông minh. Hội chứng khô mắt xảy ra khi mắt phải hoạt động liên tục, không được nghỉ ngơi thường xuyên khiến cho mắt mất đi sự cân bằng giữa hoạt động tiết dịch và thoát dịch.
Một số biểu hiện của hội chứng khô mắt như đỏ một bên mắt, không đau nhưng cảm thấy nóng mắt, khô, rát, cộm ngứa, thị lực kém đi,... Từ đó, đôi mắt của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.
Do xuất huyết dưới kết mạc
Xuất huyết dưới kết mạc có thể bị đỏ một mắt, trong mắt như có một vết bầm đỏ nhưng không cảm thấy đau. Tình trạng này thường gặp ở những trường hợp như mới có chấn thương, va đập vào mắt, vận động viên bơi lội, người làm việc quá sức, những người có tiền sử bị rối loạn đông máu hay đang trong quá trình sử dụng thuốc đông máu,...
Nếu bạn vệ sinh mắt sạch sẽ mỗi ngày, tình trạng này có thể tự hết sau khoảng 2 tuần mà không cần qua biện pháp điều trị nào hết. Còn nếu tình trạng kéo dài và không thấy có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên đến thăm khám tại các bác sĩ để có phương hướng điều trị chính xác.
2
Mắt đỏ một bên không đau có lây sang mắt thứ 2 không?
Nếu mắt của bạn bị đỏ một bên do một trong những nguyên nhân kể trên thì rất ít có khả năng bị lây sang mắt còn lại. Tuy nhiên, nếu chăm mắt không cẩn thận thì vẫn có khả năng mắt bị đỏ ở cả hai bên.
Trong trường hợp bị đau mắt đỏ, biểu hiện đỏ mắt ban đầu chỉ xuất hiện một bên, nhưng sau đó sẽ lan dần sang mắt thứ hai trong vòng từ một đến hai ngày. Nguyên nhân là do sự lay lan nhanh của các loại virus, vi khuẩn gây ra bệnh đỏ mắt.
Cho dù mắt đỏ do nguyên nhân gì đi chăng nữa, thì việc chăm sóc cả mắt bị đỏ và mắt không bị đỏ đều cần thiết. Lúc này, bạn cần tách biệt việc vệ sinh hai mắt riêng biệt, chẳng hạn như dùng nước và khăn mặt riêng khi vệ sinh mắt. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên sử dụng nước muối sinh lý để làm chậm tốc độ lây lan của vi khuẩn.
3
Cách khắc phục tình trạng một bên mắt bị đỏ không đau
Khi phát hiện một bên mắt bị đỏ không đau, bạn nên dừng làm việc để mắt được nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, bạn cũng nên áp dụng một số biện pháp sau để khắc phục tình trạng này:
- Ngưng dụi mắt: Dụi mắt là một thói quen có thể gây hại cho đôi mắt. Hành động này chính là một trong những nguyên nhân khiến cho mắt bạn bị tổn thương nhiều hơn.
- Vệ sinh mắt thật sạch: Sau khi để mắt nghỉ ngơi một thời gian, bạn cần tiến hành rửa mắt thật kỹ với nước sạch. Việc này sẽ giúp loại bỏ các loại vi khuẩn, virus gây đỏ mắt và đồng thời cũng làm dịu sự khó chịu của mắt.
- Chườm ấm cho mắt: Sau khi đã rửa mắt với nước sạch, bạn có thể sử dụng gạc hoặc khăn ấm để chườm lên mắt. Việc này sẽ giúp lưu thông máu tốt hơn, tăng sản xuất các chất nhờn điều tiết mắt, từ đó làm mắt thoải mái hơn. Một điểm cần lưu ý là không nên chườm khăn quá nóng, vì vùng da quanh mắt rất mỏng manh và nhạy cảm. Nhiệt độ thích hợp để chườm mắt trong khoảng dưới 40 độ C.
- Chườm lạnh: Bên cạnh chườm nóng, thì chườm lạnh cũng là một phương pháp khắc phục tình trạng một bên mắt bị đỏ hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy khăn sạch (hoặc gạc y tế) nhúng vào nước lạnh hoặc bọc một vài viên đá nhỏ rồi chườm lên mắt. Bạn sẽ cảm thấy những cơn ngứa ngáy, sưng, rát của mắt nhanh chóng được làm dịu.
- Ngưng sử dụng kính áp tròng: Đeo kính áp tròng không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân khiến mắt bị đỏ. Do đó, khi gặp phải tình trạng này, bạn nên tháo kính áp tròng ngay lập tức và vệ sinh mắt thật kỹ.
- Điều chỉnh lại chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống cũng góp phần vào việc giảm triệu chứng mắt đỏ. Các chất vitamin có trong rau củ và trái cây giúp cho đôi mắt khỏe mạnh. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung đủ nước hàng ngày cho cơ thể. Khi cơ thể được cung cấp đủ nước sẽ thuyên giảm tình trạng khô mắt gây đỏ.
4
Mắt bị đỏ một bên nhưng không đau có cần đi khám?
Trong đa số các trường hợp, mắt bị đỏ một bên không đau thường không quá nguy hiểm đến sức khỏe. Bạn có thể tự khắc phục triệu chứng này bằng một số phương pháp vừa nêu trên.
Tuy nhiên, nếu sau một thời gian mà tình trạng mắt đỏ không thuyên giảm và xuất hiện cùng các triệu chứng như ngứa, cộm mắt, nóng rát mắt, suy giảm thị lực, ghèn mắt ra nhiều,... thì bạn nên đi gặp bác sĩ để được đưa ra các lời khuyên tốt nhất.
Thông qua bài viết này, HAY ĂN đã giúp bạn giải đáp thắc mắc vì sao mắt bị đỏ một bên nhưng không đau và cách khắc phục. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn.
Nguồn: Mathanoi2.vn
Có thể bạn quan tâm:
- Đau mắt đỏ cần kiêng gì, ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
- Các loại thuốc trị đau mắt đỏ hiện nay và những lưu ý khi sử dụng
- Nhìn vào mắt người bị đau mắt đỏ có bị lây bệnh không?
Mua trái cây tươi các loại tại Bách hoá XANH để bổ sung vitamin cho mắt: