Hay ăn


Hưỡng dẫn nấu ăn


Làm mứt dừa đón Tết cần tránh 4 lỗi sau để mứt không bị chảy nước, để được lâu

Nếu bạn muốn tự tay làm một mẻ mứt dừa thơm ngon cho dịp Tết thì cần tránh 4 lỗi sau để mứt không bị chảy nước và trữ được lâu hơn nhé.

Mứt dừa là món ăn vặt không thể thiếu để tiếp đãi khách quý trong những ngày Tết, tuy nhiên bí quyết để có được những miếng mứt dừa khô vừa phải và đậm vị đặc trưng thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng HAY ĂN tìm hiểu 4 lỗi cần tránh để mứt dừa đạt đủ độ keo nhé.

1 Mứt dừa không đạt trạng thái kết tinh

Đây là tình trạng mà nhiều người thường gặp phải khi làm mứt dừa. Nguyên nhân chính dẫn đến kết quả này là thiếu đường. Do đó, muốn cho mứt dừa không bị chảy nước thì bạn cần đảm bảo 1kg cùi dừa tương ứng với 500 hoặc 600g đường. Nếu như trong lúc sên mứt dừa mà không kết tinh được thì bạn nên cho thêm đường vào cho đến khi mứt dừa khô lại vừa phải.

Đảm bảo 1kg cùi dừa tương ứng với 500 hoặc 600g đườngĐảm bảo 1kg cùi dừa tương ứng với 500 hoặc 600g đường

2 Đường khi sên bị cháy

Đường rất dễ bị cháy nếu như bạn bật lửa to trong lúc sên mứt dừa, vì vậy, khi trộn mứt dừa cùng với đường trên bếp bạn nên để lửa thật nhỏ và tiếp tục sên cho đến khi mứt dừa kết tinh.

Trong trường hợp đường bị keo lại khiến cho mứt dừa bị dính lại với nhau thì bạn nên rửa sạch phần đường cũ và cho phần đường mới đúng tỉ lệ vào làm tiếp.

Bạn nên để lửa thật nhỏ và tiếp tục sên cho đến khi mứt dừa kết tinhBạn nên để lửa thật nhỏ và tiếp tục sên cho đến khi mứt dừa kết tinh

3 Mứt dừa không được mềm, khó ăn

Mứt dừa cứng, khô thường khiến nhiều người nản và không còn muốn làm nữa. Tuy nhiên, nguyên nhân làm cho mứt dừa không mềm và dẻo là do bạn đã đảo mứt dừa trên bếp quá lâu mặc dù mứt dừa đã đạt độ kết tinh rồi.

Việc này còn khiến cho màu sắc của mứt dừa chuyển thành màu vàng cháy và không được đẹp mắt, khi ăn vào có thể cảm thấy vị đường cháy gây đắng miệng. Do đó, bạn chỉ nên sên mứt dừa cho đến khi cảm thấy hơi nặng tay thì nhấc chảo ra khỏi bếp và tiếp tục đảo cho mứt dừa đạt trạng thái kết tinh là được.

Bạn chỉ nên sên mứt dừa cho đến khi cảm thấy hơi nặng tayBạn chỉ nên sên mứt dừa cho đến khi cảm thấy hơi nặng tay

4 Mứt dừa chảy nước, bị nhão

Mứt dừa sau khi sên xong tuy đã kết tinh, không còn bị dính vào nhau nhưng chỉ sau khoảng 1 tiếng thì những miếng mứt dừa đã chảy nước, bị nhão. Điều này thường xuyên xảy ra khá nhiều nếu như đây là lần đầu bạn làm mứt dừa.

Do đó, sau khi sên xong, bạn nên hong mứt dừa trước quạt gió từ 30 phút đến 1 tiếng, phơi nắng từ 15 đến 30 phút hoặc sấy trong lò ở nhiệt độ 100 độ C trong 15 phút để làm khô mứt dừa. Sau khi làm xong, bạn tiếp tục xốc mứt dừa trước quạt và hong quạt gió từ 2 - 3 tiếng.

Đối với trường hợp là mứt dừa non, bạn nên ngâm trong nước đường lâu hơn một chút để dừa non tiết ra nhiều nước hơn vì cùi dừa non tích trữ nước nhiều hơn cùi dừa già. Vì vậy, việc sên mứt dừa sẽ nhanh khô hơn.

Bạn có thể hong trước quạt, phơi nắng hoặc sấy trong lò để làm khô mứt dừaBạn có thể hong trước quạt, phơi nắng hoặc sấy trong lò để làm khô mứt dừa

Trên đây là chia sẻ của HAY ĂN về 4 lỗi cần tránh khi làm mứt dừa đón Tết. Hy vọng bạn sẽ lưu ý để mẻ mứt dừa ngày Tết không bị chảy nước và đạt độ kết tinh vừa phải nhé.

Từ khóa: Làm mứt dừa đón Tết cần tránh 4 lỗi sau để mứt không bị chảy nước, để được lâu,Kinh nghiệm hay tại BachHoaXanh,