Hay ăn

Hưỡng dẫn nấu ăn

L-Cystine là thành phần của nhiều loại thực phẩm hỗ trợ điều trị các bệnh lý về da. Vậy L-Cystine có tác dụng gì với làn da? Cùng HAY ĂN tìm hiểu nhé!

L-Cystine là một trong những thành phần khá phổ biến trong các loại sản phẩm hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh lý liên quan đến da, tóc, móng,... Cùng HAY ĂN khám phá những công dụng của L-Cystine và cách bổ sung L-Cystine vào cơ thể qua bài viết dưới đây nhé!

1 L-Cystine là gì?

L-Cystine sinh ra từ quá trình oxy hóa 2 phân tử L-cysteineL-Cystine sinh ra từ quá trình oxy hóa 2 phân tử L-cysteine

L-Cystine sinh ra từ quá trình oxy hóa 2 phân tử L-Cysteine. L-Cysteine là một axit amin có nguyên tố lưu huỳnh trong thành phần, đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và ổn định cấu trúc, chức năng của nhiều loại protein khác nhau có trong cơ thể.

Bên cạnh đó, L-Cystine cũng có thể sử dụng để làm thuốc hoặc các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị vài bệnh lý có liên quan đến tóc, da, móng tay, móng chân, hệ miễn dịch,... đồng thời góp phần củng cố khả năng chống oxy hóa vốn có ở cơ thể.

2 Tác dụng của L-Cystine đối với làn da

L-Cystine có tác dụng chống oxy hóaL-Cystine có tác dụng chống oxy hóa

Có đặc tính chống oxy hóa

L - Cystine khi vào cơ thể sẽ hoạt động như một tiền chất có khả năng tổng hợp glutathion, một trong những chất đóng vai trò quan trọng đối với việc chống oxy hóa. Nhờ có L - Cystine mà phần lớn các gốc tự do sẽ bị tiêu diệt, mang lại hiệu quả tối ưu trong việc làm chậm quá trình lão hóa.

Hỗ trợ làm đẹp da

L - cystine góp phần vào quá trình xây dựng và củng cố keratin, loại protein xuất hiện nhiều trong tóc và da, có tác dụng sửa chữa những thương tổn có ở tế bào da. Ngoài ra, L - cystine còn giúp hạn chế tình trạng thâm sạm ở da đồng thời hỗ trợ trì hoãn quá trình lão hóa, giúp người dùng níu giữ thanh xuân.

Thúc đẩy quá trình giải độc

L - cystine ​​cũng được công nhận khả năng ngừa các tác dụng phụ do phản ứng thuốc hay các hóa chất độc hại gây ra cho da. Ngoài ra, L - cystine còn có thể phục hồi lượng glutathione bị suy giảm do ảnh hưởng từ kim loại nặng trong cơ thể. Vậy nên, bổ sung L-Cystine đúng cách giúp ích rất nhiều cho việc giải độc.

3 Cách bổ sung L-cysteine cho làn da và cơ thể

Có thể bổ sung L-cysteine qua đường uốngCó thể bổ sung L-cysteine qua đường uống

L-Cystine được điều chế ở dạng viên uống có thành phần đơn lẻ hoặc thành phần gồm L-Cystine và nhiều dưỡng chất khác. Bạn có thể kết hợp viên uống L-Cystine với viên uống chứa dưỡng chất khác như vitamin E, vitamin C, vitamin B6, collagen, beta caroten hay glutathione,... để nâng cao hiệu quả làm đẹp da.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể vừa dùng viên uống L-Cystine vừa kết hợp thoa thêm các loại sản phẩm dưỡng da như serum, sữa dưỡng thể, kem dưỡng,... để củng cố và nâng cao khả năng bảo vệ da từ trong ra ngoài.

4 Tác dụng phụ của L-Cysteine

L-Cysteine có thể gây khó tiêuL-Cysteine có thể gây khó tiêu

Trong quá trình sử dụng L-Cystine, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ bao gồm:

  • Đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, ợ nóng, khó tiêu, chảy máu trực tràng, đau thắt ngực,... khi dùng L-Cystine dưới dạng viên uống.
  • Chảy nước mũi hoặc khạc máu từ đường hô hấp, viêm miệng do vô tình hít phải L-Cystine có trong không khí.
  • Sút cân, hôi miệng, táo bón, phát ban, dễ mệt mỏi, buồn ngủ có thể xảy ra khi sử dụng L-Cystine.
  • Rụng tóc, tóc chẻ ngọn, bạc màu, hư tổn, tóc mỏng dần đi do dùng L-Cystine trong quá trình điều trị các vấn đề về tóc.
  • Những tác dụng phụ phát sinh trong quá trình sử dụng L-Cystine có thể khác nhau tùy thuộc cơ địa và hình thức sử dụng. Vì vậy, để đảm bảo an toàn sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng L-Cystine.

Ngoài ra, nếu bạn phải làm phẫu thuật thì nên ngưng dùng L-Cystine tối thiểu 2 tuần trước ngày diễn ra phẫu thuật vì L-Cystine có thể gây ảnh hưởng đến công việc kiểm soát đường huyết trong lúc phẫu thuật.

5 Liều lượng sử dụng L-Cysteine

Không sử dụng L-Cystine cho trẻ dưới 7 tuổiKhông sử dụng L-Cystine cho trẻ dưới 7 tuổi

  • Với trẻ dưới 7 tuổi: Không được dùng L-Cystine cho trẻ ở độ tuổi này.
  • Với trẻ/ thanh thiếu niên ở độ tuổi khoảng 7 - 14 tuổi: Dùng mỗi ngày 1 viên sau khi ăn.
  • Với thanh niên từ 15 tuổi trở lên: Có thể sử dụng khoảng 2 - 4 viên mỗi ngày sau bữa ăn.

Lưu ý: Chỉ nên dùng viên uống L-Cystine trong khoảng thời gian tầm 30 ngày đổ lại.

6 Những lưu ý khi sử dụng L-Cysteine

Nên dùng L-Cystine theo chỉ định từ bác sĩNên dùng L-Cystine theo chỉ định từ bác sĩ

  • L-Cystine có thể ảnh hưởng đến kết quả của xét nghiệm ceton trong bệnh tiểu đường với thuốc thử nitroprusside. Vì vậy nên tránh dùng L-Cystine khi có nhu cầu thực hiện xét nghiệm kể trên.
  • Không nên dùng L-Cystine cho bệnh nhân mắc phải tình trạng hôn mê gan hay bị suy giảm chức năng thận nặng.
  • Nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tuân theo liều dùng được khuyến nghị.
  • Nên ngưng sử dụng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ khi xuất hiện các tác dụng phụ đã đề cập ở mục 4.
  • Nếu đối tượng dùng L-Cystine là trẻ em thì cần có sự giám sát và hướng dẫn của người lớn trong quá trình sử dụng.
  • Nếu sử dụng L-Cystine suốt 2 tuần mà không thấy hiệu quả thì nên ngưng ngay và tham khảo ý kiến từ bác sĩ.

Bài viết trên cung cấp những thông tin về L-Cystine và những cách bổ sung L-Cystine vào cơ thể mà HAY ĂN đã tổng hợp được. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Theo dõi HAY ĂN để biết thêm nhiều thông tin bổ ích về những thành phần xuất hiện nhiều trong các loại thuốc thông dụng nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Tham khảo sữa rửa mặt các loại tại Bách hoá XANH:

HAY ĂN

Từ khóa: ,