Hay ăn


Hưỡng dẫn nấu ăn


Mâm cúng mặn rằm tháng 7

Gợi ý mâm cúng mặn rằm tháng 7 đầy đủ các món

Rằm tháng 7 ngoài việc cúng một mâm cơm chay ra thì theo tục lệ còn cúng thêm một mâm cún mặn nữa. Hôm nay HAY ĂN sẽ vào bếp và gợi ý cho bạn một mâm cúng mặn rằm tháng 7 đầy đủ các món.

1. Gà luộc

Gà luộc
  • Chế biến

    40 phút
  • Độ khó

    Dễ

Nguyên liệu làm Gà luộc

Gừng (đập dập) Hành lá (lấy phần đầu hành)

Cách chọn mua gà tươi ngon

Khi mua gà sống

  • Mỏ gà sắc nhọn, màu sáng bóng, không có chảy nhớt ở mỏ. Chân gà thẳng, thon nhỏ, đều chân, không bị trầy xước, không bị sứt, gãy móng, không bị nổi các nốt đỏ hoặc nốt màu lạ ở chân.
  • Vạch lớp lông gà lên thấy da gà mỏng, mềm, bóp nhẹ vào thân gà thấy săn chắc, không nhão, có một số vệt vàng lớn dưới ức, cánh. Dưới cánh gà, nách gà có thể thấy thịt, tia máu thì chứng tỏ gà săn chắc không có mỡ.

Khi mua gà làm sẵn

  • Da gà ta vàng nhạt và chỉ vàng đậm ở một số chỗ như ức, cánh, lưng trong khi gà siêu trứng lại trắng hoặc vàng toàn thân (có thể do nhuộm thuốc màu độc hại). Để nhận biết được gà có bị nhuộm màu hay không hãy quan sát, nếu da gà có màu vàng mà lớp mỡ bên trong trắng thì đó là gà được nhuộm hóa chất.
  • Da gà ta mỏng, mịn, độ đàn hồi cao. Chọn thịt gà trông phải tươi, thịt không có mùi hôi hoặc mùi kháng sinh, trên da không có vết bầm tím hoặc tụ máu. Muốn mua gà ngon thì không nên chọn những con gà đen sạm vì đó là gà đã chết trước khi làm.
  • Ngoài ra, để tránh mua phải gà bơm nước, bạn hãy để ý, dùng tay ấn vào vị trí bị nghi là bơm nước (chủ yếu là đùi, lườn) để kiểm tra, nếu thấy nhão, trơn hoặc biến dạng thì không mua. Các hóa chất bơm vào này không tốt cho sức khỏe.

Nguyên liệu làm gà luộc

Cách chế biến Gà luộc

  • Chuẩn bị nước luộc gà

    Nước luộc gà bạn cho vào một ít muối, một củ gừng đập vừa nát (nên để cả vỏ rửa sạch) và hành lá khoảng 5 cọng cắt lấy phần đầu củ trắng.

  • Luộc gà

    Cho gà vào nồi sao cho nước vừa đủ ngập hết phần thịt. Bắc lên bắt đầu đun với lửa vừa. Đun cho đến khi vừa sôi thì chỉnh nhỏ lửa lại, để sôi riu riu.

    Nếu để lửa lớn, gà nhanh chín nhưng da gà sẽ co lại, lồi phần thịt ra trông rất xấu. Gà nếu luộc kỹ quá phần da sẽ bị nhừ, nếu luộc nhanh thì phần thịt và xương sẽ bị đỏ. Luộc một con gà chín chỉ khoảng 15 – 20 phút nhưng để có món gà ngon và thơm thì cần đến khoảng 45 – 60 phút.

    Sau một lúc bạn lấy chiếc đũa xăm thử ở phần thịt dày nhất nếu không thấy ứa nước đỏ ra nghĩa là gà đã chín. Lúc này bạn hãy vớt gà ra.

    Mách nhỏ:

    • Để món gà luộc dậy mùi thơm thì khi gà đang sôi, bạn vẫn để lửa nhỏ, cho vào thêm một chén nước lạnh và để sôi lại, cách này cũng rất hiệu quả với các món canh và nước dùng.
    • Nhúng ngay gà vào một thau nước đun sôi để nguội, có đá lạnh càng tốt. Cách này giúp da gà săn chắc, vàng đều và không bị khô.
  • Thành phẩm

    Sau khi gà nguội thì hãy vớt ra để ráo. Phần mỡ gà lúc này bạn rán lên. Giã nát một củ nghệ vắt lấy nước, hoà với mỡ gà đã rán và quét đều lên da gà, lúc này món gà luộc sẽ có lớp da vàng óng và căng mượt, rất hấp dẫn.

    Gà luộc chín vàng dậy mùi thơm mà da không bị nứt. Thịt gà mềm không bị dai hay bở là một món ăn tuyệt vời.

2. Xôi gấc

Xôi gấc
  • Chế biến

    1 giờ
  • Độ khó

    Dễ

Nguyên liệu làm Xôi gấc

Quả gấc Nếp Bắc Đường Nước cốt dừa Muối Rượu trắng

Nguyên liệu món ăn mâm cúng mặn rằm tháng 7

Dụng cụ thực hiện

Nồi cơm điện, muỗng, thau

Cách chế biến Xôi gấc

  • Sơ chế nguyên liệu

    Ngâm nếp qua đêm hoặc ít nhất là 4 tiếng với một ít muối.

    Bổ đôi quả gấc để lấy thịt gấc.

  • Làm hỗn hợp xôi

    Bóp cho phần thịt gấc bong ra khỏi hạt gấc rồi đem trộn với 1 thìa rượu trắng.

    Lấy phần thịt gấc mới trộn với rượu để đem trộn với nếp cùng với một ít muối.

    Trong quá trình đó bạn cho thêm một ít nước cốt dừa vào cho thơm. Lượng nhiều hay ít tùy theo sở thích.

  • Hấp xôi

    Đem hỗn hợp vừa trộn cho vào xửng hấp của nồi cơm điện, hấp trong vòng 35 – 40 phút.

    Lúc này, món xôi gấc của bạn coi như hoàn thành. Bạn có thể thêm một lượng đường vừa ăn với mình để xôi dễ ăn hơn.

  • Thành phẩm

    Xôi gấc nóng hổi, dẻo thơm mùi nếp và gấc trộn lẫn với nhau. Màu đỏ cam của xôi gấc trông thật nổi bật, sẽ tô điểm thêm cho mâm cổ ngày Tết của gia đình bạn thêm một sắc màu phong phú đấy nhé!

3. Chả giò tôm bắp

Chả giò tôm bắp
  • Chế biến

    1 giờ
  • Độ khó

    Dễ

Nguyên liệu làm Chả giò tôm bắp

Bắp Mỹ Tôm tươi Thịt băm Cà rốt Nấm mèo Hành tím Bánh tráng pía Gia vị thông dụng (nước mắm/hạt nêm/đường/tiêu/dầu ăn)

Mẹo chọn nguyên liệu tươi ngon

  • Thịt băm có thể mua sẵn hoặc mua về nhà tự băm. Bạn nên chọn những loại thịt nạc vai có tỷ lệ nạc mỡ cân đối, chả giò sẽ mềm ngon, chọn thịt nạc thì chả giò sẽ hơi khô.
  • Nếu bạn không có bánh tráng pía, bạn có thể chọn bánh tráng thông thường hoặc bánh tráng rế,... để cuốn.
  • Nấm mèo có thể sử dụng loại tươi hoặc khô đều được
  • Bắp có thể mua loại luộc sẵn hoặc mua bắp sống về tự luộc.
  • Nếu mua tôm đông lạnh thì bạn phải chọn mua tôm còn nguyên các bộ phận, sờ vào có cảm giác căng, mềm dẻo tự nhiên (để tránh mua phải tôm bị bơm thạch làm tăng trọng lượng) và nhất là không có mùi tanh, ươn.
  • Chọn những con tôm còn sống để đảm bảo được độ tươi, phần vỏ bóng, nhìn tôm chắc khỏe, khi bóp vào tôm thì thấy có độ đàn hồi, vỏ tôm không quá mềm là được.

Nguyên liệu

Cách chế biến Chả giò tôm bắp

  • Sơ chế nguyên liệu

    Nấm mèo khô thì bạn ngâm nước khoảng 15 phút cho nở, rửa sạch, cắt bỏ gốc, băm nhỏ. Nấm mèo tươi thì bạn không cần ngâm nước, chỉ cần rửa sạch, cắt bỏ chân nấm và băm nhỏ.

    Bắp ngọt sống bạn luộc sơ khoảng 3 - 5 phút trong nước sôi cho chín rồi tách lấy hạt. Nếu bạn mua bắp luộc sẵn thì chỉ cần tách lấy hạt thôi.

    Mẹo nhỏ: Luộc chín bắp trước sẽ giúp bắp chín đều, ngon ngọt hơn.

    Cà rốt gọt bỏ vỏ và hành tím lột vỏ đem băm nhỏ, đầu hành, gốc ngò làm sạch rồi cũng băm nhỏ.

    Cắt bỏ đầu tôm, bóc vỏ rồi dùng dao nhỏ khía một đường dọc sống lưng để lấy chỉ tôm. Sau khi cắt bỏ đầu tôm, bạn dùng tay bóp nhẹ vào thân tôm để chỉ tôm chìa ra ngoài một chút rồi dùng tay rút bỏ. Tôm làm sạch, để ráo rồi băm nhỏ.

    Mẹo rút chỉ đen trên lưng tôm nhanh

    • Bạn đếm ngược từ đuôi tôm lên rãnh thứ 2 nối giữa 2 đốt vỏ tôm, xuyên tăm qua vị trí này và kéo nhẹ phần chỉ đen để rút chỉ tôm ra ngoài.
    • Không cần dùng dao cắt lưng tôm bạn cũng có thể dùng tăm để moi ngay phần đầu của thân tôm ra sẽ thấy cọng chỉ màu đen. Dùng tay nhẹ nhàng rút sợi chỉ đen này ra thế là tôm đã sạch rồi.
  • Làm nhân chả giò

    Cho tôm băm, bắp tách hạt, cà rốt, hành tím, gốc ngò, nấm mèo băm vào một tô lớn, thêm thịt băm, nêm thêm 1/2 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng canh hạt nêm, 1/2 muỗng canh tiêu xay, 1 muỗng cà phê đường vào rồi trộn đều cho các nguyên liệu được thấm.

    Ướp nhân 10 phút cho ngấm gia vị.

  • Cuốn chả giò

    Múc một muỗng canh nhân thịt vừa ăn cho vào giữa bánh tráng pía.

    Dùng nước thấm nhẹ lên 2 mép bánh tráng rồi nhẹ nhàng gấp 2 mép 2 bên, sau đó cuốn tròn lại sao cho vỏ bánh bọc kín phần nhân.

    Dùng nước thấm nhẹ lên 2 mép bánh tráng rồi nhẹ nhàng gấp 2 mép 2 bên, sau đó cuốn tròn lại sao cho vỏ bánh bọc kín phần nhân.

  • Chiên chả giò

    Bắc chảo hoặc nồi lên bếp, cho chảo ngập dầu, chiên chả giò sẽ chín đều và vàng ngon.

    Dầu vừa nóng thì cho chả đã cuốn vào chiên trong lửa vừa và nhỏ cho chả chín vàng đều hết các mặt thì vớt ra và để ráo dầu.

  • Thành phẩm

    Chả giò tôm bắp giòn rụm, thơm ngon với vị ngọt đặc trưng của tôm thịt, rau củ giòn ngon, không bị ngán ngấy. Bạn có thể dùng chả giò với bún thêm một chút nước mắm chua ngọt cho món ăn thêm hấp dẫn.

4. Giò lụa

Giò lụa
  • Chuẩn bị

    15 phút
  • Chế biến

    1 giờ
  • Độ khó

    Dễ

Nguyên liệu làm Giò lụa

Thịt nạc (nên chọn nạc mông heo) Bột năng Bột nở Đường Nước mắm Muối Lá chuối và dây lạc hoặc dây ni lông

Hình nguyên liệu

Nguyên liệu món ăn mâm cúng mặn rằm tháng 7

Dụng cụ thực hiện

Máy xay sinh tố, dao, nồi

Cách chế biến Giò lụa

  • Sơ chế thịt

    Rửa sạch thịt lợn rồi thái nhỏ. Ướp thịt với gia vị rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 2 tiếng đồng hồ.

    Dùng máy xay sinh tố có chức năng xay thịt để xay thịt rồi lại cho vào ngăn đá tủ lạnh 2 tiếng nữa.

    Tiếp tục đem thịt ra xay nhưng lần này cho thêm một ít nước. Lúc này bạn sẽ có được hỗn hợp giò sống bắt đầu “dậy” mùi thơm.

  • Bó giò lụa mang đi hấp

    Lấy lá chuối rửa sạch rồi đặt dây lạt ở dưới lá chuối. Sau đó cho giò lên và rải đều rồi gói lại. Trong quá trình gói, bạn nhớ cuộn tròn giò thành hình ống dài cho đẹp mắt và gập hai đầu lại. Sau đó, dùng dây lạt cột lại như gói bánh tét. Bạn không nên gói chặt vì giò sẽ còn nở ra trong quá trình nấu.

    Cho giò đã gói vào nồi cơm điện và luộc trong vòng 40 – 50 phút hay nồi áp suất luộc trong 15 - 20 phút. Sau đó, bạn vớt giò ra để ráo nước là có thể dùng được.

  • Thành phẩm

    Giò lụa nóng hổi, thơm phức. Ăn vào lại cảm thấy được độ giòn dai thật hấp dẫn làm sao! Vậy là có thêm một món ngon nhâm nhi ngày Tết rồi đúng không các bạn?

5. Miến măng gà

Miến măng gà
  • Chuẩn bị

    25 phút
  • Chế biến

    1 giờ
  • Độ khó

    Dễ

Nguyên liệu làm Miến măng gà

(khoảng 800gr) Măng khô Miến dong Hành tím Hành lá Nấm hương Dầu ăn Nước mắm Rượu trắng (để khử mùi thịt gà) Gia vị thông dụng (muối/ đường/ bột ngọt/ hạt nêm)

Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon

Cách chọn mua thịt gà tươi ngon

  • Thịt gà tươi ngon thông thường sẽ có lớp da bên ngoài màu vàng óng, trông căng bóng, đặc biệt không bị thâm đen hay bầm tím lạ thường.
  • Phần thịt thì có màu hồng tươi sáng, ấn vào cảm nhận được độ mềm, đàn hồi rõ rệt, không quá mềm nhũn.
  • Nên hạn chế mua thịt gà có thịt đã bị chảy nhớt, ngửi được mùi hôi tanh nồng nặc, hoặc kích thước lớn nhưng trọng lượng lại quá nhẹ bởi đó là gã đã được bơm nước để trở nên mập mạp hơn.

Cách chọn mua măng khô ngon

  • Măng khô ngon là măng có màu vàng nhạt, xuất hiện màu hổ phách và có độ bóng. Măng còn lưu giữ mùi hương đặc trưng, bề thịt rộng dày, sờ vào không có cảm giác ẩm tay, có thể bẻ gãy được.
  • Nên chọn măng búp có màu đều nhau, đốt ngắn, không có xơ. Chọn nhiều phần ngọn vì khi nấu sẽ mềm và ngon hơn phần gốc.
  • Không nên mua măng tẩm ướp thường có màu sắc quá bóng loáng hoặc quá xỉn màu, có mùi lạ (mùi hắc). Tránh mua măng xuất hiện các vết lốm đốm do mốc, măng cầm có cảm giác mềm hoặc bẻ gãy được.
  • Ưu tiên mua măng khô được bảo quản trong túi nilon có nhãn mác, có địa chỉ, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Nguyên liệu làm miến măng gà

Cách chế biến Miến măng gà

  • Sơ chế nguyên liệu

    Thịt gà mua về, bạn chà xát với rượu trắng khắp bên trong và ngoài con gà khoảng 10 phút, rửa sạch lại với 2 - 3 lần nước.

    Mẹo sơ chế gà không hôi

    • Cách 1: Sau khi rửa sạch gà, bạn dùng muối hòa với 1 ít giấm rồi thoa đều lên toàn bộ thân gà và ngâm khoảng 3 - 5 phút. Sau đó, bạn chỉ cần rửa gà lại với nước sạch nhiều lần là có thể mang đi chế biến được rồi.
    • Cách 2: Tương tự như cách trên, bạn cũng dùng muối hòa với vài giọt chanh rồi chà xát lên toàn bộ gà đã được rửa sạch và ngâm trong 5 phút. Cuối cùng chỉ cần mang gà đi rửa thật sạch là được.

    Bạn ngâm măng khô vào nước, để qua đêm cho mềm rồi xả măng qua nước cho sạch, rồi đem chần sơ qua nước sôi cho măng mềm. Cuối cùng bạn vớt măng khô ra, xé sợi nhỏ vừa ăn.

    Nấm hương bạn ngâm nước trong 30 phút, sau đó vớt ra cắt bỏ cuống nấm, rồi rửa lại với nước sạch và vắt khô.

    Hành tím lột vỏ, rửa sạch.

  • Luộc gà

    Bạn cho gà vào nồi và cho vào gà 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 4 củ hành tím và đổ ngập nước.

    Bạn luộc gà trên bếp 35 - 40 phút để gà chín.

  • Xào măng

    Bạn bắc chảo lên bếp và đun nóng 3 muỗng canh dầu ăn, sau khi dầu sôi bạn cho hành tím cắt nhỏ vào phi thơm.

    Tiếp theo, bạn cho măng vào xào, bạn nêm vào măng 1/2 muỗng canh muối, 1/2 muỗng canh bột ngọt và đảo đều trong 3 phút.

    Kế đến, nêm vào măng 1 muỗng cà phê nước mắm rồi cho nấm hương vào và xào trong 3 - 5 phút.

    Sau đó, bạn cho vào 1 muỗng canh đường, đảo đều 1 - 2 phút và tắt bếp.

  • Chần miến

    Bạn ngâm miến dong vào nước lạnh 5 - 7 phút, sau khi miến mềm bạn tách nước và để ráo miến.

    Tiếp theo, bạn cho nước sôi vào miến và chần sơ 2 - 3 phút rồi đổ nước và để ráo.

  • Nấu nước dùng gà

    Khi nước luộc gà sôi, bạn lấy gà ra và để nguội, rồi chặt thành các khúc nhỏ vừa ăn.

    Tiếp theo, bạn cho măng và nấm hương xào vào nước dùng, nêm vào nồi 2 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê bột ngọt, 2 muỗng canh hạt nêm, 2 muỗng canh đường rồi đậy nắp lại, nấu thêm 5 - 10 phút.

  • Hoàn thành

    Bạn cho miến, gà đã chặt nhỏ, hành lá cắt nhỏ vào rồi rưới nước dùng lên miến là hoàn thành.

  • Thành phẩm

    Miến măng gà thơm ngon với thịt gà được luộc mềm, ngọt thịt cùng với miến dai dai, nấm hương thơm ngây ngất và đặc biệt măng khô mềm, thơm mùi măng nhè nhẹ rất hấp dẫn, chắc chắn bạn sẽ mê mẩn món miến măng gà này đấy!

6. Canh khoai môn hầm xương

Canh khoai môn hầm xương
  • Chuẩn bị

    20 phút
  • Chế biến

    1 giờ
  • Độ khó

    Dễ

Nguyên liệu làm Canh khoai môn hầm xương

Sườn heo Nước lọc Khoai môn Ngò gai (cắt nhỏ) Hành lá (cắt nhỏ) Bột canh Hạt nêm

Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon

Cách chọn mua sườn heo tươi ngon

  • Sườn heo tươi có màu hồng nhạt, không có mùi ôi thiu, thịt sườn ấn vào thấy còn đàn hồi, mặt thịt vẫn còn khô.
  • Nên chọn sườn có xương dẹt và nhỏ vì xương sẽ ít, thịt sẽ nhiều hơn sườn có xương to, tròn.

Cách chọn mua khoai môn dẻo ngon

  • Chọn mua khoai môn có kích thước vừa không quá to, cũng không quá nhỏ.
  • Những củ khoai môn có lớp ruột bên trong màu trắng đục, xuất hiện thêm nhiều vân tím thì đó là những củ khoai môn thơm ngon và nhiều bột.

Nguyên liệu thực hiện món canh khoai môn hầm xương

Cách chế biến Canh khoai môn hầm xương

  • Sơ chế nguyên liệu

    Khoai môn sau khi mua về gọt sạch vỏ, rửa sạch và cắt miếng vừa ăn.

    Sườn heo rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 5 phút, cắt miếng vừa ăn và để ráo.

    Bắc nước sôi chần sườn khoảng 1 - 2 phút, sau đó vớt ra rửa sạch lại với nước.

    Cách gọt vỏ khoai môn không bị ngứa

    • Đeo găng tay để gọt vỏ.
    • Luộc khoai môn với nước muối loãng.
    • Để khoai khô khi gọt vỏ.
    • Nếu không may bị ngứa do gọt vỏ khoai môn thì có thể hơ tay trên lửa, ngâm tay với nước muối pha nước chanh hoặc vò lá chuối xanh đắp lên vùng bị ngứa khoảng 10 phút để giảm ngứa nhé!
  • Nấu canh

    Bắc nồi lên bếp cho vào 1 lít nước, sườn heo và 1 muỗng canh bột canh hầm khoảng 30 phút. Sau đó, cho 400gr khoai môn, 1/2 muỗng canh hạt nêm vào nồi hầm trong khoảng 10 - 20 phút rồi cho hành lá, ngò gai vào và tắt bếp.

  • Thành phẩm

    Cho canh ra tô thêm vào một ít tiêu và thế là món canh khoai môn hầm xương ngọt bùi, dẻo thơm đã hoàn thành.

    Bên cạnh công thức mà HAY ĂN đã chia sẻ bên trên, bạn có thể tham khảo công thức nấu món canh khoai môn hầm xương do chị Dạ Thảo trực tiếp nấu và chia sẻ.

    Với công thức này hy vọng sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời khi vào bếp và khi thưởng thức món ngon của mình nhé!

Mâm cúng rằm tháng 7 tuy đơn giản nhưng đầy ý nghĩa và đầy đủ các chất dinh dưỡng cho gia đình bạn. Chúc các bạn thành công với chia sẻ của HAY ĂN. Nếu có thêm gợi ý hãy bình luận ngay bên dưới nhé!

Từ khóa: Mâm cúng mặn rằm tháng 7,mâm cúng mặn,mâm cúng mặn rằm tháng 7,mâm cúng,rằm tháng 7,ngày lễ lết,mâm cúng mặn,mâm cúng mặn rằm tháng 7,mâm cúng,rằm tháng 7,ngày lễ lết,mâm cúng mặn,mâm cúng mặn rằm tháng 7,mâm cúng,rằm tháng 7,ngày lễ lết,