Hưỡng dẫn nấu ăn
Gỏi lá là món đặc sản của Tây Nguyên khá độc đáo có nguyên liệu làm từ 60 loại lá khác nhau, tạo nên một hương vị ngon miệng. Cùng nhau tìm hiểu món này nhé!
Tây Nguyên là nơi có nhiều món đặc sản lạ miệng nhưng có mùi vị cực ngon như phở khô Gia Lai, Gà nướng Bản Đôn, Heo rẫy nướng,.. và cả gỏi lá. Cùng với nhau tìm hiểu món gỏi lá, một món ăn đặc biệt qua bài viết sau của HAY ĂN.
1
Gỏi lá là gì?
Món gỏi lá là đặc sản của vùng Kon Tum, Tây Nguyên, đây là món có nguyên liệu đặc biệt gồm 60 loại lá khác nhau, ngoài ra còn thịt ba chỉ, tôm rang, da heo (bì heo). Món ăn này có hương vị chua ngọt chuẩn vị gỏi, khi chấm với nước sốt chuyên biệt, ai ăn lần đầu sẽ thấy ngon miệng và muốn ăn hoài mà không dừng được.
Gỏi lá có thể ăn được quanh năm, tuy nhiên số lượng lá cũng chưa hẳn 60 lá mà có thể thay đổi, phụ thuộc vào thời tiết và khí hậu. Vào mùa mưa thì đầy đủ các nguyên liệu nhưng mùa khô thì chỉ còn 30 - 40 lá.
Các loại lá rừng của món này tập hợp đủ cũngkhông phải đơn giản, trong đó có vài loại khá quý và khó kiếm, phải đi sâu vào trong rừng mới kiếm được cũng như, gồm loại dễ tìm rau cải, tía tô, bạc hà, đinh lăng, kinh giới, lá sung, lá mơ, hành lá, rau má, diếp cá, …
Loại ít thấy gồm lá ổi, lá xoài, chùm ruột, ngũ gia bì,..và cuối cùng là loại lá chỉ có ở Tây Nguyên gồm lá trâm, ngành ngạnh đỏ, mật gấu, lá bứa, từ đại bi, lạc tiên, me rừng, xầm xương, chòi mòi…
Món ăn này muốn ăn ngon phải đủ các loại lá, các nguyên liệu phụ cũng phải chuẩn bị không kém. Thịt ba chỉ đều đủ nạc và mỡ, được thái từng lát mỏng. Tôm rang phải rang vàng ươm, da heo thái sợi mỏng trộn. Sốt nước chấm có màu vàng nghệ, sánh sệt, làm cũng rất công phụ, đây là phần quan trọng ngoài 60 loại lá.
Khi ăn, phải biết gói đúng trình tự, dùng lá to nhất để bên ngoài, là nhỏ bên trong, khi cuốn lại tạo thành hình phễu, rồi mới cho các nguyên liệu còn lại vào trong phễu lá, sau cùng mới chan nước sốt chấm vào và dùng, mùi vị có đầy đủ vị ngọt, mặn, béo, chua, chát,...hòa quyện lại làm bất cứ ai phải ngất ngây.
Món ăn không chỉ ngon mà còn có lợi cho sức khỏe, bởi có gần 60 lá khác nhau, trong số đó có dược tính có lợi cho cơ thể, nguyên liệu đầy đủ dinh dưỡng. Một suất ăn gỏi cuốn tại chính Tây Nguyên sẽ dao động khoảng 100.000 - 200.000 đồng.
2
Cách làm gỏi lá Tây Nguyên
15 phút Chế biến
30 phút Dành cho
2 - 3 người
Nguyên liệu làm gỏi lá Tây Nguyên
-
1 ít lá ổi, lá đinh lăng, lá xoài non, lá sung, lá mơ,..
-
400g thịt ba chỉ
-
10g củ riềng
-
10g củ hành tím
-
300g tôm tươi
-
1 quả trứng vịt
-
50g tép khô
-
100g thịt nạc băm
-
100ml nước lọc
-
15g mẻ
Mẹo chọn nguyên liệu tươi ngon
- Khi mua thịt ba chỉ thì chọn miếng có thịt màu hồng tươi, ấn vào còn săn chắc, màu sắc hài hòa, không có vết thâm hay mùi hôi nào khác, không chảy chất nhờn khi chạm.
- Tôm thì mua con còn hơi cong người, vỏ nguyên vẹn, còn căng chắc, không dày lên khác thường. Phần đầu và chân tôm phải gắn chặt với thân, nếu chân tôm màu đen nghĩa là con tôm đã chết từ lâu, không ngon.
Cách làm gỏi lá Tây Nguyên
Đầu tiên, bạn đem các loại lá rửa thật sạch, để ráo nước. Thịt heo bạn đem đi rửa với nước muối để khử mùi tanh, rồi rửa lại với nước sạch và đem đi luộc với tôm tươi.
Sau đó, bạn băm nhuyễn 10g hành tím và 10g củ riềng, đặt sang một bên. Khi thịt heo và tôm chín thì mang ra, tôm thì lột vỏ và bỏ đầu, còn thịt heo thì thái lát mỏng.
Tiếp theo, bạn đập 1 quả trứng vịt và đánh tan. Bắt chảo lên bếp, thêm ít dầu ăn, chờ dầu nóng thì cho riềng và hành tím vào, phi cho thơm.
Kế đó, bạn cho 50g tép khô, đảo vài lần thì cho 100g thịt nạc băm, xào đến khi thịt nạc băm săn lại thì cho 10g sa tế vào, đảo tiếp đến khi tép và thịt nạc băm thấm nhuần sa tế thì cho 100ml nước lọc vào.
Thêm tiếp 15g mẻ, 20g đường, 5g muối, phần trứng vịt đánh tan ban đầu vào, khuấy đều trong 5 phút thì hoàn thành món sốt chấm cho món gỏi.
Cuối cùng, bạn sắp xếp các nguyên liệu lên mẹt hoặc mâm lớn theo ý thích bản thân. Thế là món gỏi lá ngon lành hoàn thành, bạn có thể dùng thử.
Thưởng thức
Món gỏi lá này khi ăn phải cuốn thành phễu, cho thịt heo, tôm luộc vào, chan ít sốt chấm vào và nếm thử. Mùi vị cảm nhận đầu tiên vị béo của trứng vịt, ngọt và mặn của phần sốt hòa quyện với các nguyên liệu khác làm ai ăn cũng đắm chìm vào hương vị của món gỏi thơm ngon này.
Bên trên là cách làm món gỏi lá Tây Nguyên và những thông tin về món này. Mong qua bài viết trên giúp các bạn biết thêm một món mới cho bản thân và gia đình.
Từ khóa: Gỏi lá - đặc sản Tây Nguyên độc đáo làm từ 60 loại lá,gỏi lá,cách trộn gỏi lá,