Hưỡng dẫn nấu ăn
Đau lưng sau sinh mổ là tình trạng phổ biến, gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mẹ bỉm sữa. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách giảm đau nhé!
Sinh mổ là một phương pháp sinh nở an toàn và hiệu quả, giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, sau sinh mổ, nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng đau lưng, gây khó khăn trong việc sinh hoạt và chăm sóc con. Hãy cùng HAY ĂN tìm hiểu nguyên nhân và cách để giúp mẹ bỉm giảm đau lưng hiệu quả nhé!
1
Nguyên nhân đau lưng sau sinh mổ
Cơ thể thay đổi đột ngột
Cơ thể bị thay đổi đột ngột trong khi mang thai như việc tử cung kéo dài và mở rộng, làm yếu đi các cơ bụng, trọng lượng đẩy dồn về phía trước, điều này có thể dẫn đến việc thay đổi tư thế không thuận lợi cho cột sống của mẹ. Và cơ bắp ở vùng lưng của mẹ cũng phải hoạt động nhiều hơn.
Giãn dây chằng sinh lý
Trong giai đoạn thai kỳ, sự thay đổi trong nồng độ hormone có thể làm cho các dây chằng nối xương chậu và cột sống trở nên lỏng lẻo hơn. Điều này dẫn đến sự không ổn định trong cấu trúc cơ thể, làm cho việc đứng, đi lại, ngồi lâu, cúi ngửa hoặc nâng đồ trở nên đau đớn. Những biến đổi này không biến mất ngay sau khi sinh.
Sau khi mẹ sinh, dây chằng ở xương chậu vẫn còn yếu, vì thế đau lưng là một điều không tránh khỏi. Đau lưng có thể kéo dài cho đến khi cơ bắp lấy lại sức mạnh ban đầu và các dây chằng trở nên linh hoạt hơn. Quá trình sinh con đầy gian nan và căng thẳng trong một khoảng thời gian dài đòi hỏi cơ bắp phải hoạt động vượt qua giới hạn, trong khi một số cơ bắp có thể không được sử dụng, điều này góp phần tới việc đau lưng kéo dài sau khi sinh.
Thiếu canxi trong thai kỳ
Trong suốt giai đoạn mang thai, việc cung cấp đầy đủ canxi, phốt pho và các dưỡng chất khác như axit folic, vitamin A, vitamin D, vitamin B1 là cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, nếu chế độ ăn uống của bạn không đáp ứng đủ nhu cầu về canxi, cơ thể có thể phải lấy canxi từ nguồn của mẹ để cung cấp cho thai nhi, dẫn đến tình trạng loãng xương.
Sau khi sinh, tình trạng sức khỏe của người mẹ vẫn còn yếu, chưa kịp phục hồi hoàn toàn. Hơn nữa, việc cho con bú thường xuyên khiến lượng canxi bị mất đi một lần nữa, dẫn đến tình trạng đau lưng.
Tác động của gây tê tủy sống
Sau khi sinh mổ, nhiều mẹ có thể trải qua đau lưng, thậm chí cảm thấy đau hơn so với sinh thường. Nguyên nhân chính là gây tê tủy sống. Khi sinh mổ, mẹ phải gây tê tại màng cứng, điểm tiêm có thể gây đau nhức trong vài ngày sau sinh. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân gây ra đau lưng. Ban đầu, triệu chứng đau lưng có thể không rõ ràng, nhưng sau đó, chúng có thể trở nên cực kỳ khó chịu và đi kèm với các tác động phụ của thuốc.
Một số phụ nữ có thể trải qua đau lưng trong vòng 2-3 tháng sau sinh, thường xuất phát từ sự thay đổi vị trí khi nằm, ngồi, hoặc thậm chí từ những cơn hoặc hắt hơi. Đáng chú ý là hơn 90% phụ nữ sinh mổ, trong quá trình gây tê tủy sống, đều trải qua tình trạng đau lưng.
Ít vận động hoặc làm việc quá sức
Có 2 nhóm mẹ bỉm sau khi sinh, có nguy cơ cao trải qua cơn đau lưng. Đầu tiên, là những mẹ nằm yên một chỗ và không vận động nhiều. Trạng thái này có thể dẫn đến tình trạng tích tụ khí huyết trong vùng chậu, gây ra đau lưng do cản trở sự lưu thông.
Trái lại, nhóm thứ hai bao gồm những phụ nữ đã bắt đầu làm việc quá mức hoặc tăng cường hoạt động một cách quá nhanh khi sức khỏe của họ vẫn chưa phục hồi hoàn toàn. Điều này có thể kéo dài và căng các dây chằng và gây ra đau lưng.
Nhiễm lạnh
Phụ nữ thường dễ bị tổn thương về khí huyết sau khi sinh. Nếu không chăm sóc cơ thể và giữ ấm cẩn thận, có nguy cơ bị tác động bởi gió lạnh, gây hệ quả là cơ thể thừa độ ẩm, đặc biệt ở vùng lưng và các khớp xương trên toàn cơ thể. Bên cạnh đó, một số mẹ bỉm có thể gặp tình trạng đau lưng sau sinh do sử dụng đệm quá cứng, hoặc do thường xuyên mang giày cao gót, cùng với căng thẳng tinh thần.
Cách cho con bú không đúng cách
Nhiều mẹ bỉm có thể không nhận ra rằng cách cho con bú không đúng cách có thể làm tình trạng đau lưng trở nên nghiêm trọng hơn. Ví dụ, khi họ tập cho bé cách ngậm vú đúng cách, họ có thể quá tập trung vào việc này mà quên mất việc ngồi đúng tư thế. Thói quen ngồi gập người có thể gây căng mỏi cho cổ và các cơ bắp, đặc biệt khi họ cố gắng nhìn xuống, dẫn đến tình trạng đau lưng.
2
Đau lưng sau sinh mổ kéo dài bao lâu?
Với những mẹ bỉm sinh mổ, cảm giác đau ở vùng lưng do gây tê màng cứng hoặc tiêm tê trực tiếp vào tủy sống thường xuất hiện sau khoảng 3 đến 6 giờ sau khi phẫu thuật hoàn thành. Khi đó, thuốc tê bắt đầu mất tác dụng ban đầu. Cảm giác nhức đầu và đau mỏi cổ vai, do rò rỉ một lượng dịch nhỏ từ não tủy, thường bắt đầu ít nhất là 12 giờ sau khi sinh, hoặc muộn hơn từ 3 đến 4 ngày sau khi sinh.
Đau lưng sau sinh mổ thường tự khỏi trong vài tháng. Tuy nhiên, một số mẹ bỉm có thể tiếp tục trải qua cơn đau lúc thời tiết thay đổi hoặc giao mùa.
Còn với những mẹ đã có vấn đề đau lưng trước hoặc trong thời kỳ mang thai, có khả năng cao họ sẽ trải qua cơn đau lưng kéo dài hơn sau khi sinh, đặc biệt nếu mẹ đã từng trải qua cơn đau nghiêm trọng hoặc đã xuất hiện sớm trong thai kỳ.
3
Cách khắc phục đau lưng sau sinh mổ
Các biện pháp tự thực hiện tại nhà
Cách giảm đau lưng và chăm sóc bé đúng cách sau sinh mổ
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Đảm bảo bạn có đủ thời gian ngủ nghỉ để không ảnh hưởng đến vết mổ sau sinh. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng bạn nghỉ ngơi trong tư thế đúng cách để tránh tình trạng đau lưng kéo dài hoặc trở nên nặng hơn. Chọn tư thế nghỉ ngơi thoải mái nhất và tránh làm các công việc nặng.
- Cho con bú đúng tư thế: Tư thế cho con bú sai sẽ có thể gây ảnh hưởng đến vùng xương sống cổ và lưng, gây ra nhức mỏi ở vai và cổ gáy, đau lưng. Để giảm nguy cơ này, hãy chú ý khi cho con bú và chọn tư thế thoải mái. Tránh gập người hoặc cúi người quá lâu. Hãy thường xuyên thay đổi tư thế cho bé và kết hợp vận động cơ thể như xoay, lắc cổ, và vặn nhẹ phần thắt lưng. Điều này sẽ giúp giảm đau và mệt mỏi.
- Tập thể dục và vận động nhẹ: Sau sinh, cuộc sống của các bà mẹ thường bận rộn với việc chăm sóc con, nhưng không nên quên chăm sóc bản thân. Hãy dành ít nhất 20-30 phút mỗi ngày để thực hiện các bài tập thể dục hoặc động tác yoga đơn giản tại nhà. Điều này không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp giảm đau lưng một cách hiệu quả. Tập thể dục cũng giúp bạn lấy lại vóc dáng sau sinh, tạo thêm tự tin.
- Bài tập nghiêng hông: Đứng thẳng lưng, bước chân trái sang phía trước, tay trái đặt trên hông và tay phải nâng lên theo hướng trên đầu. Nghiêng cơ thể về phía bên trái để kéo giãn cơ và cột sống, sau đó thực hiện tương tự về phía bên phải. Chỉ một vài nhịp cho mỗi bên sẽ giúp cơ thể thư giãn. Hãy cẩn thận và không ép cơ thể quá mức, đặc biệt trong hai tháng đầu sau sinh. Không nên tập thể dục quá 30 phút mỗi ngày.
- Giảm cân: Khi mang thai, nhiều phụ nữ tăng cân nhanh chóng và không kiểm soát được. Sau khi sinh, việc lấy lại vóc dáng có thể thách thức. Trọng lượng cơ thể quá nặng cũng có thể góp phần vào đau lưng và đau cột sống. Hãy duy trì một chế độ ăn uống phù hợp và tập thể dục hàng ngày để giảm cân. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ dinh dưỡng và tập thể dục phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn, đặc biệt nếu bạn đang cho con bú.
- Quản lý tâm lý và xả stress: Cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi sau khi sinh là phản ứng bình thường, nhưng nó không tốt cho sức khỏe và tinh thần của bạn. Hãy giữ tâm lý ổn định và thoải mái để có thể tập trung vào việc chăm sóc sức khỏe của con và bản thân.
- Cải thiện chế độ ăn uống hàng ngày: Phụ nữ sau khi sinh cần duy trì một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để bù đắp các khoáng chất đã mất trong quá trình sinh, đặc biệt là canxi.
Vật lý trị liệu
Sau khi sinh, việc sử dụng massage và vật lý trị liệu có thể giúp kích thích tuần hoàn máu, giảm đau và đau nhức một cách hiệu quả. Nó cũng có tác dụng giảm căng thẳng và cải thiện tinh thần. Bạn có thể nhờ sự hỗ trợ từ người thân hoặc tìm đến các trung tâm chăm sóc mẹ sau sinh tại nhà để thực hiện vật lý trị liệu đối với trường hợp đau lưng nghiêm trọng hơn.
Một số động tác vật lý trị liệu, chẳng hạn như massage vùng thắt lưng và đấm bóp vùng vai gáy, có thể được thực hiện một cách đơn giản nhưng hiệu quả để giúp bạn thư giãn tinh thần và giảm đau nhức. Việc áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt cần được thực hiện đều đặn và đúng cách. Kết hợp với bài tập hỗ trợ như tập thể dục hoặc yoga có thể thúc đẩy hiệu quả của quá trình điều trị và giảm nguy cơ tái phát đau sau khi điều trị.
Sử dụng thuốc nam
Có một số loại lá dân gian có thể giúp giảm đau lưng sau khi sinh:
Lá ngải cứu
- Lá cây ngải cứu theo y học cổ truyền được biết đến chứa nhiều chất kháng khuẩn và tinh dầu có khả năng giảm đau hiệu quả.
Lá lốt
- Bạn có thể lấy rễ cây lá lốt, rửa sạch và ngâm chúng trong rượu trắng trong khoảng một tháng. Sau đó, bạn có thể sử dụng dung dịch này để xoa bóp vùng đau lưng.
Sử dụng thuốc thuốc Tây
Các biện pháp tây y như điều trị bằng sóng cao tần, sóng laser hoặc phẫu thuật chỉ nên xem xét khi các triệu chứng đã trở nên nghiêm trọng và không thể khắc phục bằng cách khác.
Sau khi sinh, việc sử dụng các loại thuốc, đặc biệt là thuốc tây, nên được giới hạn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và nguồn sữa dinh dưỡng cho bé. Thay vào đó, để điều trị đau lưng kéo dài, bạn nên xem xét thay đổi những thói quen và lối sống của mình.
Hy vọng bài viết bày của HAY ĂN có thể giúp bạn hiểu được đau lưng sau sinh mổ do đâu? Và cách giảm lưng hiệu quả cho mẹ bỉm. Hãy ghi chú lại nếu mẹ cũng đang gặp phải tình trạng này nhé!
Nguồn: Vinmec.com
Có thể bạn quan tâm:
- Mẹ sau sinh có ăn rau cải thảo được không? Một số lưu ý khi ăn cải thảo sau sinh
- Mẹ sau sinh ăn hạt hướng dương được không? Những lưu ý cần biết
- Mẹ bầu sau sinh ăn rau xà lách được không? Những lưu ý cần biết
Mua trái cây chất lượng các loại có bán tại Bách hoá XANH: