Hay ăn

Hưỡng dẫn nấu ăn

Trầm cảm ở tuổi dậy thì ngày càng phổ biến ở nhiều trẻ em. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu bị trầm cảm ở tuổi dậy thì và cách cải thiện trầm cảm ngay.

Một số trẻ em khi bước vào tuổi dậy thì càng trở nên thu mình hơn, đây có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm cần được phát hiện và điều trị sớm. Cùng HAY ĂN tìm hiểu những nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì ngay nhé!

1 Trầm cảm ở tuổi dậy thì là gì?

Trầm cảm ở tuổi dậy thì là một dạng rối loạn tâm lý, gây ảnh hưởng đến cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của trẻ. Bệnh trầm cảm có thể khiến trẻ có cảm giác buồn chán kéo dài, không còn hứng thú với những hoạt động diễn ra xung quanh. Ở lứa tuổi này, trầm cảm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất và nhận thức ở trường, lớp.

Bệnh trầm cảm có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào trong đời, nhưng bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì có những triệu chứng khác so với người lớn. Nhiều người thường cho rằng sự thay đổi trong tính cách, hành vi của con là do con đang bước vào giai đoạn mới lớn nên thường bỏ qua. Nhưng thực sự đây là khoảng thời gian khó khăn với các em nhỏ và phụ huynh cần đặc biệt quan tâm.

Hơn nữa, ở độ tuổi này trẻ sẽ gặp phải nhiều áp lực về kết quả học tập, thay đổi thể chất cũng có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của trẻ. Nếu sự tiêu cực trong cảm xúc kéo dài khiến tâm trạng thất thường có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm.

Trầm cảm ở tuổi dậy thì Trầm cảm ở tuổi dậy thì

2 Nguyên nhân của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì, trong đó nội tiết tố thay đổi là chủ yếu, khiến trẻ nhạy cảm hơn với nhiều thứ khi ở độ tuổi này. Một số nguyên nhân gây trầm cảm như:

  • Áp lực học tập, thi cử do cha mẹ đặt nhiều kỳ vọng ở con cái sẽ khiến con ám ảnh về điểm số, căng thẳng khi mỗi kỳ thi diễn ra. Nếu kéo dài cảm giác này có thể sẽ khiến trẻ buồn bã, bị cô lập và trầm cảm.
  • Thiếu đồng cảm và quan tâm: Trẻ ở tuổi dậy thì rất nhạy cảm vì có nhiều sự thay đổi ở nhận thức, ngoại hình, cảm xúc, nên cần nhiều sự quan tâm, san sẻ từ phụ huynh. Nếu trẻ bị bố mẹ thờ ơ, bỏ bê sẽ dễ dẫn đến bệnh trầm cảm.
  • Do thay đổi nội tiết tố đột ngột: Nội tiết tố thay đổi ảnh hưởng không nhỏ đến tính cách, hành vi, cảm xúc của trẻ khiến trẻ nhạy cảm hơn.
  • Suy nghĩ cực đoan: Những thay đổi về ngoại hình, nhận thức, cách nhìn của trẻ rất dễ tác động đến tâm lý. Nếu không được quan tâm từ gia đình, trường lớp có thể hình thành suy nghĩ tiêu cực, dần dần các trẻ sẽ tự cô lập và thu mình lại.
  • Ảnh hưởng gia đình: Trẻ sống trong gia đình hạnh phúc sẽ ít bị trầm cảm hơn. Ngược lại, nếu sinh ra và lớn lên trong môi trường cha mẹ luôn bất hòa, mâu thuẫn sẽ dễ ảnh hưởng tâm lý của trẻ.

Nguyên nhân của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thìNguyên nhân của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì

3 Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì

Dấu hiệu về cảm xúc

Khi bị trầm cảm ở độ tuổi dậy thì, trẻ sẽ có nhiều cảm xúc, hành vi phức tạp đan xen:

  • Bản thân không cảm thấy tự tin.
  • Luôn có cảm giác vô dụng, tội lõi.
  • Suy nghĩ trống rỗng, tuyệt vọng.
  • Thường xuyên cáu kỉnh, khó chịu.
  • Có ý nghĩ đến chuyện tự tử, chết chóc.
  • Xung đột thường xuyên với gia đình, bạn bè.
  • Dễ tỏ ra thất vọng, giận dữ vì những vấn đề nhỏ.
  • Gặp khó khăn, trở ngại khi tập trung suy nghĩ và khả năng ghi nhớ.
  • Nhạy cảm với lời từ chối, thất bại và mong muốn được an ủi nhiều hơn.
  • Không còn cảm giác hứng thú với các hoạt động thường ngày.
  • Khi buồn hay khóc lóc, la hét mà không rõ lí do.

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thìDấu hiệu bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì

Dấu hiệu về hành vi

Ngoài tâm trạng của trẻ bị ảnh hưởng thì trẻ còn gặp một số thay đổi về hành vi như:

  • Luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể oải, mất ngủ hay ngủ quá nhiều.
  • Tìm cách cách ly xã hội.
  • Dùng rượu, bia, ma túy.
  • Tìm cách tự tử.
  • Không quan tâm đến vệ sinh cá nhân, ngoại hình.
  • Nghỉ học thường xuyên khiến thành tích học tập không tốt.
  • Tự làm tổn thương bản thân.
  • Không thể ngồi yên, luôn bồn chồn.
  • Khẩu vị thay đổi chẳng muốn ăn gì hoặc ăn nhiều hơn.

4 Ảnh hưởng của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì

Một số ảnh hưởng của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì như:

  • Ảnh hưởng đến việc học tập, thậm chí là sinh hoạt bình thường của một đứa trẻ.
  • Trẻ có suy nghĩ chậm chạp, trí nhớ kém, khả năng phản ứng không nhanh nhạy.
  • Kinh nghiệm và kỹ năng sinh tồn của các em bị hạn chế.
  • Trẻ dễ bị tác động với những nồi buồn sâu sắc, suy nghĩ tiêu cực bằng cách tự hại bản thân.

Ảnh hưởng của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thìẢnh hưởng của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì

5 Điều trị bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì

Điều trị tại nhà

Đối với trẻ có bệnh nhẹ có thể thực hiện một số phương pháp sau để cải thiện tinh thần:

  • Thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày: Bổ sung thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất tốt cho trí não, hạn chế ăn đồ cay nóng, chiên rán, dầu mỡ,...không uống rượu, bia, và hút thuốc lá, chất gây nghiện.
  • Tập thể dục để nâng cao sức khỏe, cải thiện tuần hoàn máu và cân bằng não bộ với các môn thể thao như yoga, đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội,...
  • Ngủ trước 11 giờ và ngủ đủ 8 tiếng.
  • Phân phối thời gian học tập, nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý.
  • Ngâm mình trong nước ấm 15 phút mỗi ngày để thư giãn.
  • Cha mẹ luôn ủng hộ, động viên con để giúp con vượt qua trầm cảm.
  • Thường xuyên trò chuyện, tậm sự với con thay vì chỉ trích trẻ.

Điều trị bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thìĐiều trị bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì

Áp dụng tâm lý trị liệu

Nhiều phụ huynh thường tìm đến các chuyên gia để thực hiện các liệu pháp tâm lý, đây là biện pháp được đánh giá cao về mức độ hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, bố mẹ cần cân nhắc lựa chọn những địa chỉ thăm khám và chữa bệnh uy tín, bác sĩ có kinh nghiệm để đạt được hiệu quả như mong muốn.

Trên đây là những thông tin về vấn đề trầm cảm vào độ tuổi dậy thì thường gặp ở trẻ nhỏ. Mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích với các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc con cái một cách tốt nhất nhé!

Nguồn: Bệnh viện Phương Đông

Có thể bạn quan tâm:

HAY ĂN

Từ khóa: trầm cảm tuổi dậy thì,trầm cảm ở tuổi dậy thì,