Hưỡng dẫn nấu ăn
Công dụng và hướng dẫn cách chế biến rau câu chân vịt đơn giản nhất
Chuẩn bị
15 phútChế biến
20 phútĐộ khó
Trung bình
Rau câu chân vịt được ví như là một loại “rau xanh” vì các món được chế biến từ rong câu vừa ngon vừa rẻ lại bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe con người. Hãy cùng HAY ĂN vào bếp tìm hiểu công dụng và cách chế biến rau câu chân vịt đơn giản nhất nhé!
Nguyên liệu làm Rau câu chân vịt
Rong chân vịt khô Chanh Gừng Đường cát mịn (hoặc 350gr đường nâu)Hình nguyên liệu
Cách chế biến Rau câu chân vịt
-
Sơ chế nguyên liệu
Rong chân vịt có mùi đặc trưng rất tanh nên trước khi nấu, bạn nên ngâm rong khô trong nước cho mềm. Sau đó vắt thêm 1/2 quả chanh vào khử bớt mùi tanh rong và làm rong trắng hơn.
Khi rong ngâm đã nở ra thì xả nước sạch nhiều lần và làm sạch sỏi đá kỹ nếu còn bám ở chân rong.
-
Nấu rau câu chân vịt
Cho rong chân vịt vào nồi rồi đổ vào lượng nước vừa đủ. Nếu đổ nước quá ít rau câu sẽ rất cứng, đổ nước nhiều thì khó đông và nhão.
Nấu với lượng lửa vừa phải cho đến khi sôi thì hạ lửa. Thời gian từ khi sôi đến khi kết thúc là khoảng 5 phút, đừng để sôi quá lâu rong sẽ bị bở và không ngon.
Sau đó, bạn cho đường và gừng đã thái sợi vào rồi tắt bếp. Nếu bạn có đường phèn thì nên dùng, vị ngọt nhẹ đậm đà hơn. Cuối cùng bạn cho vào chén để nguội.
-
Thành phẩm
Rau câu chân vịt thành phẩm sẽ đông lại sau một thời gian để nguội. vị rau câu mát, thơm kết hợp cùng sợ rau câu giòn sật rất ngon miệng.
Thành phần dinh dưỡng và công dụng của rau câu chân vịt
Rau câu chân vịt chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe:
- Prôtêin (Đạm): Hàm lượng prôtêin của rong sụn dao động trong khoảng 5 - 22%.
- Lipid: Hàm lượng lipid trong rong sụn không đáng kể.
- Sắc tố: Trong rong sụn có chứa một số sắc tố như sắc tố vàng (xanfoful), sắc tố xanh lam (phycoxfanyn), sắc tố diệp lục tố (chlorofil).
- Nước: Hàm lượng nước chiếm 77 - 91%, hàm lượng nước giảm theo thời gian sinh trưởng.
- Nguyên tố vi lượng: Cây rong sụn chứa đến trên 20 loại nguyên tố vi lượng hữu ích, nổi bật là sắt, đồng, kẽm, florua, mangan, niken, coban.
- Axit amin: chứa 13 - 20 loại axit amin tự do cần thiết cho cơ thể con người.
- Chất khoáng đa lượng: Natri, can xi (cao gấp 3 lần so với sữa bò), magie, kali, clo, sulphur và phốt pho.
- Chất xơ: Hàm lượng chất xơ trong rong sụn cao hơn so với các thực phẩm khác, kể cả các thực phẩm có nguồn gốc từ biển.
- Vitamin: A, B1, B2, B6, C, D, E… trong rau cau chân vịt có hàm lượng cao gấp nhiều lần các thực phẩm khác.
Rong chân vịt có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, trong đó có tác dụng nhuận trường, hấp thu các chất độc hại trong cơ thể con người (đặc biệt là các kim loại nặng, các chất phóng xạ như chì, thạch tín...) và được thải ra ngoài qua đường bài tiết.
Bên cạnh đó, rong chân vịt còn có tác dụng phòng chống suy dinh dưỡng, bướu cổ và cản trở sự phát triển của virus gây ung thư buồng trứng.
Lưu ý trong chế biến
Theo kinh nghiệm, lúc nấu người ta nhỏ vài giọt chanh có tác dụng làm cho rau câu nhanh mềm và dễ đông cứng khi nguội.
Vì đặc tính của rong chân vịt nên khi nấu không cần cho bột rau câu vào mà nó sẽ tự đông lại.
Trên đây là thông tin về công dụng và hướng dẫn cách chế biến rau câu chân vịt mà HAY ĂN chia sẻ đến bạn. Nếu bạn có bất kì thắc nào, vui lòng để lại thông tin dưới bài viết.
Từ khóa: Rau câu chân vịt,Công dụng rau câu chân vịt,cách chế biến rau câu chân vịt,làm rau câu chân vịt đơn giản,rau câu chân vịt,Công dụng rau câu chân vịt,cách chế biến rau câu chân vịt,làm rau câu chân vịt đơn giản,rau câu chân vịt,Công dụng rau câu chân vịt,cách chế biến rau câu chân vịt,làm rau câu chân vịt đơn giản,rau câu chân vịt,