Hưỡng dẫn nấu ăn
Cà phê Cold Brew hay còn gọi là cà phê lạnh có cách pha vô cùng độc đáo. Cùng tìm hiểu cà phê Cold Brew là gì và cách pha chế món này như thế nào nhé.
Ở Việt Nam, hầu như ai pha cà phê cũng sẽ pha theo kiểu cà phê pha nóng (Hot Brew), có thể nói là rất ít người pha cà phê lạnh (Cold Brew). Mỗi kiểu pha sẽ có hương vị khác nhau, mang lại cảm nhận khác nhau.
1
Cà phê Cold Brew là gì?
Sự mượt mà và ngọt ngào đến từ cà phê pha lạnh sẽ khác biệt hoàn toàn với vị thơm và chua của cà phê pha nóng. Nếu ai là tín đồ của cà phê thì sẽ nhận biết rõ sự khác biệt này. Cả 2 sẽ có cùng nguyên liệu là cà phê, nước nhưng sự khác biệt ở đây là nước nóng và nước lạnh.
Nhiều người hay hiểu lầm Cold Brew là cà phê đá (cafe pha bằng nước nóng rồi cho đá vào). Tuy nhiên, Cold Brew là cách pha cà phê bằng nước lạnh trong thời gian dài tầm 24 giờ, riêng khoảng thời gian thực hiện không tính thời gian ủ là từ 20 – 25 phút.
Cà phê Cold Brew sẽ có cách pha khác biệt là ngâm bột cà phê xay trong nước lạnh, sau đó để yên, không tác động và làm lạnh trong thời gian dài (ít nhất 12 tiếng) để tinh túy của cà phê được ra hết. Nếu làm đúng cách và để lạnh đủ thời gian, cà phê sau khi pha xong chắc chắn sẽ có mùi vị khác biệt so với cà phê pha nóng mà bạn hay uống.
2
Nguồn gốc cà phê Cold Brew
Hình thức pha cà phê Cold Brew - Cà phê lạnh xuất hiện từ rất nhiều thế kỷ về trước tại và bắt nguồn từ xứ sở của hoa Tulip (Hà Lan). Đây là cách an toàn để có thể thưởng thức cà phê trên tàu biển một cách nhanh nhất cho chuyến hải trình xuyên đại dương của các thương nhân, thủy thủ Hà Lan. Họ ngâm cà phê vào trong bình chứa nước và cất dưới khoang tàu.
Tuy nhiên qua nhiều thế kỷ, Nhật Bản mới là cột mốc đầu tiên cần ghi nhận trong sự phổ biến của Cold Brew - kỹ thuật pha cà phê lạnh “kiểu Kyoto”.
Người Nhật đã cải tiến và sáng tạo cách uống này thay vì để cà phê ngập nước trong nhiều giờ, quá trình chiết xuất được thực hiện nhỏ giọt bằng các dụng cụ bình 3 tầng (một giọt nước duy nhất cho vào lớp cà phê - một giọt khác được chiết ra).
Những dụng cụ chiết xuất dạng tháp cao này không lâu sau được sử dụng và trở thành biểu tượng của Kyoto-Style brew coffee.
Vào thế kỉ thứ 19 (cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70), cà phê pha lạnh đã thực sự lan rộng trên nhiều quốc gia trong đó có Mỹ, Anh, Nhật Bản cho tới những nước thuộc địa của châu Mỹ.
Khi nhắc đến Mỹ về cà phê lạnh. Trong đó, phải kể đến là ông Todd Simpson, người có niềm đam mê về cà phê lạnh tại Peru. Vào năm 1960, ông đã thành công tạo ra phương pháp riêng của mình và được cấp bằng sáng chế cho bộ pha cà phê lạnh (The Toddy® Cold Brew System). Bộ dụng cụ này đã giúp chiết xuất ít hơn 67% hàm lượng axit tự nhiên so với cà phê nóng.
Đồng thời, nó cũng chính là đại diện chính khiến cà phê Cold Brew bành trướng hơn tại rất nhiều quốc gia hiện nay.
Về sau hàng loạt thương hiệu nổi tiếng như: Trùm cà phê Starbucks, ông lớn Blue Bottle của New Orleans, hay Stumptown đã bắt đầu sản xuất cà phê lạnh đóng chai mang đi tuyệt vời.
3
Lý do bạn nên uống cà phê Cold Brew
Theo nghiên cứu “Ảnh hưởng của quá trình xay, thời gian chiết và loại cà phê đến đặc tính hóa lý và hương vị của cà phê chiết xuất lạnh” của tác giả Nancy do PrimeCoffee biên dịch và rút gọn, cho thấy tổng hàm lượng axit trong cà phê được chiết xuất bằng nước nóng cao hơn bằng nước lạnh. Điều này thể hiện ra rằng một số người có biểu hiện xót ruột sau khi uống cà phê vì tính axit của cà phê tan nhanh theo sự tăng của nhiệt độ. Vì thế, nếu bạn dùng Cold Brew, bạn sẽ tránh được những tình huống như vậy và cũng tốt cho sức khỏe của bạn hơn.
Chưa nói đến, hương vị của cà phê sẽ mượt mà hơn, ít đắng hơn nên có thể đáp ứng nhu cầu thức uống tỉnh táo cho những ai khó chịu với vị đắng của cà phê.
Hơn nữa, cà phê ủ lạnh có cách làm khá đơn giản với những dụng cụ thông dụng, không cần những thiết bị chuyên dụng để chiết xuất cà phê phù hợp cho những ai muốn tự pha cà phê ở nhà.
4
Cách pha cà phê Cold Brew
Chuẩn bị nguyên liệu
- 250g cà phê xay
- Rây lọc
- Vài miếng miếng giấy lọc
- Bình thủy tinh lớn
Cách thực hiện
Vậy là chúng ta đã hoàn thành món cà phê Cold Brew độc đáo này rồi, loại cà phê này thì bạn có thể pha thêm đường hoặc sữa tươi tùy sở thích. Và tốt hơn thì bạn nên hạn chế pha chung với sữa đặc để tránh các phản ứng không tốt cho hệ tiêu hóa.
5
Nguyên tắc khi pha Cold Brew cơ bản
Pha cà phê bằng nước nóng - Brew Coffee: Drip coffee, Nel drip coffee,...
Ưu điểm của cách pha này là thời gian thực hiện nhanh, chỉ mất vài phút, đặc biệt nó còn có hương thơm mạnh và vị chua nổi bật nếu sử dụng cafe arabica rang sáng màu hoặc medium.
Để thực hiện, chỉ cần rót nước nóng vào bột cà phê cho cà phê ngập trong nước. Nước nóng hòa cùng bột cà phê chảy qua một lớp phễu lọc và rơi vào trong tách.
Cách pha cà phê lạnh - Cold Brew Coffee
Ưu điểm của cách pha này là ngon sâu hơn, ít chua và hương vị tinh tế hơn, đó là lí do cách pha này đang dần được thế giới ưa chuộng. Nhờ vào quá trình chiết xuất chậm cà phê đậm đặc hơn so với cách pha thông thường.
Để pha cà phê lạnh, tiến hành ngâm bột cà phê xay trong nước nguội ở nhiệt độ phòng hoặc nước lạnh, tương tự cách "hãm" trong pha trà và đợi vài giờ. Cà phê sẽ được chiết xuất hết từ bã cà phê.
6
Lưu ý khi pha cà phê Cold Brew tại nhà
- Vị ngon của cà phê được quyết định bằng chất lượng của hạt cà phê, nên bạn hãy quan tâm nhiều đến khâu chọn cà phê để mua. Bạn có thể cân nhắc các hãng như Robusta, Arabica (Arabica rang vừa, Arabica rang nhạt),...
- Hãy chắc chắn rằng bột cà phê của bạn là bột cà phê xay thô, không phải cà phê xay mịn như pha cà phê phin.
- Trong bước lọc cà phê, không nên dùng tay nén bã cà phê xuống tránh cà phê không được trong.
- Cà phê Cold Brew dùng ngon nhất trong vòng 7 ngày kể từ khi ủ xong, đừng để quá lâu mất vị cà phê bạn nhé.
Bạn sẽ quan tâm:
Từ khóa: Cold Brew là gì? Cách pha cà phê Cold Brew đúng chuẩn tại nhà,cà phê cold brew là gì,cà phê cold brew,cold brew cà phê,cafe cold brew,cách pha cà phê cold brew,