Hay ăn

Hưỡng dẫn nấu ăn

Chỉ tôm có gì ghê gớm mà bác sĩ dứt khoát bảo bỏ đi?

Tôm là một trong những loại thực phẩm mang giá trị dinh dưỡng cao và được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn hằng ngày, tuy nhiên ruột tôm hay chỉ tôm là bộ phận nhất thiết phải bỏ đi. Cùng HAY ĂN đi tìm hiểu nguyên do trong bài viết sau nhé!

Tôm là loại hải sản được rất nhiều người yêu thích và cũng là một món ăn quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày của người Việt. Tôm dù có nhiều dinh dưỡng, đặc biệt hàm lượng protein cao nhưng phần ruột tôm (chỉ tôm) thì lại cần bỏ đi bởi bộ phận này chứa nhiều vi khuẩn có hại cho cơ thể. Hãy cùng HAY ĂN tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này ngay sau đây!

1 Chỉ tôm hay ruột tôm là gì? Vì sao cần bỏ chỉ tôm?

Nói về ruột tôm, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Sinh học và thực phẩm, Đại học Bách Khoa cho hay: "Ruột của tôm là đường chỉ đen đậm nằm ngay sát trên lưng tôm, thường thấy rõ hơn ở những con tôm lớn. Tôm là động vật ăn tạp, thức ăn của chúng khá đa dạng gồm côn trùng, tảo, ấu trùng, xác động vật,... Như vậy, ruột tôm là nơi chứa các chất bã thải thức ăn của hệ tiêu hóa, chứa nhiều chất bẩn, trứng ký sinh trùng và vi sinh vật có hại đối với sức khỏe của con người. Khi tôm được nấu chín, ruột tôm sẽ không gây hại nhưng lại có vị đắng, sẽ làm giảm vị ngon của thịt tôm".

Cùng xem hình ảnh ruột tôm qua kính hiển vi ở những mức phóng đại khác nhau sau đây:

 Hình ảnh ruột tôm qua kính hiển vi ở những mức phóng đại khác nhau Hình ảnh ruột tôm qua kính hiển vi ở những mức phóng đại khác nhau

Theo hình ảnh phóng đại 40 lần ở kính hiển vi có thể thấy ruột tôm là nơi chứa rất nhiều chất bẩn và kim loại nặng. Ở mức phóng đại 400 lần, có thể nhận ra có sự xuất hiện của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus trong ruột tôm, loại vi khuẩn này có thể gây ra viêm ruột cấp tính, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn từ vết thương cho người ăn. Ở mức phóng đại 1000 lần, có thể thấy rất nhiều vi khuẩn đang bơi lội tưng bừng, thật khó tưởng tượng kết quả sẽ ra sao nếu chúng ta tiêu thụ hết số vi khuẩn này…

Vì vậy, các chuyên gia khuyên mọi người dù ăn tôm sống hay chín cũng nên làm sạch đường chỉ đen không tốt cho cơ thể này.

 Nên làm sạch đường chỉ đen ruột tôm khi sơ chế Nên làm sạch đường chỉ đen ruột tôm khi sơ chế

Xem hướng dẫn cách lấy chỉ tôm đúng cách tại:  Bỏ túi ngay cách lấy chỉ tôm cực nhanh, 1 con mất 2 giây mà chẳng cần phải lột vỏ

2 Những lưu ý khi ăn tôm tránh rước độc vào người

Mặc dù tôm là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải khi nào ăn tôm cũng tốt và có những điều 'kiêng kỵ' khi ăn loại thức ăn này bạn cần phải chú đến để hạn chế những tác hại cho cơ thể.

Cần chú ý những điều kiêng kỵ khi ăn tôm để tránh gây hại cho cơ thể Cần chú ý những điều kiêng kỵ khi ăn tôm để tránh gây hại cho cơ thể

3 Những người không nên ăn tôm

Tôm là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng, nhưng nếu kết hợp với một số thực phẩm 'kỵ' hoặc với những người có bệnh, tôm lại có thể trở thành 'thuốc độc' đối với cơ thể. Bạn cần chú ý xem mình có thuộc những nhóm người có nên hạn chế ăn tôm hay không hoặc tốt nhất là không ăn trong thời gian có các dấu hiệu sức khỏe không bình thường.

>> Xem thêm: Những người nên kiêng ăn tôm

Tôm là món ăn bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn Tôm là món ăn bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn

HAY ĂN hy vọng với những thông tin về tôm và đặc biệt là bộ phận ruột tôm đã chia sẻ ở bài viết trên, bạn sẽ có cho mình thêm thật nhiều kiến thức hữu ích, giúp cho việc sử dụng các loại thực phẩm tốt hơn, và không gây hại đến sức khỏe nhé!

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

Từ khóa: Chỉ tôm có gì ghê gớm mà bác sĩ dứt khoát bảo bỏ đi?,Kinh nghiệm hay tại BachHoaXanh,