Hay ăn


Hưỡng dẫn nấu ăn


Chè trôi nước gấc nhân đậu xanh

Cách nấu chè trôi nước gấc nhân đậu xanh dẻo ngon, hấp dẫn tại nhà

  • Chuẩn bị

    15 phút
  • Chế biến

    1 giờ
  • Độ khó

    Trung bình

Đổi gió với món chè trôi nước truyền thống với chút biến tấu nhỏ từ trái gấc. Hãy cùng vào bếp với HAY ĂN để thực hiện món chè trôi nước gấc đậu xanh dẻo ngon, hấp dẫn ai ai cũng thích mê ngay thôi nào!

Nguyên liệu làm Chè trôi nước gấc nhân đậu xanh

Gấc Đậu xanh bỏ vỏ Khoai lang Gừng Bột nếp Đường Nước cốt dừa Muối

Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon

Cách chọn mua gấc ngon

  • Khi mua gấc nên chọn những quả có hình dáng tròn đều, gai nở đều, vỏ ngoài màu đỏ cam và khi cầm thấy nặng tay.
  • Không nên mua những quả gấc bị vỡ, dập hoặc đã bị ôi thiu, do khi gấc bị vỡ hoặc dập thì không khí sẽ xâm nhập vào bên trong quả gấc khiến quả gấc chỉ sử dụng được trong 1 - 2 ngày.

Cách chọn mua khoai lang tươi ngon

  • Bạn nên chọn khoai lang mật sẽ giúp món ăn ngon và có màu sắc đẹp mắt hơn.
  • Đối với khoai lang mật, khi xắt hay bẻ đầu nhỏ của khoai sẽ thấy bên trong màu cam nhạt và chảy ra một lượng mật nhất định.
  • Nên chọn khoai có màu đỏ ngả tím, có vết kéo mật ngoài vỏ.
  • Khi mua khoai lang bạn nên chọn mua những củ không bị thâm, nứt, dập hoặc có những đốm sâu.
  • Nên chọn những củ cỡ vừa vì củ nhỏ sẽ ngon và ngọt hơn củ to.
  • Không nên chọn khoai quá tươi vì khi tươi khoai sẽ chứa nhiều nước, lượng mật khi đó cũng không nhiều khiến khoai không được ngọt.

Nguyên liệu làm chè trôi nước gấc nhân đậu xanh

Dụng cụ thực hiện

Nồi cơm điện, chảo, màng bọc thực phẩm,...

Cách chế biến Chè trôi nước gấc nhân đậu xanh

  • Sơ chế nguyên liệu

    Rửa sạch đậu xanh, cho vô một cái thau. Đổ nước xăm xắp phần đậu và ngâm trong khoảng 1 - 2 tiếng cho đậu mềm.

    Khoai lang gọt vỏ, cắt thành các khúc nhỏ khoảng 1 lóng tay. Còn gừng thì gọt vỏ, cắt sợi mỏng.

  • Nấu đậu xanh

    Đậu xanh sau khi ngâm mềm, chắt bỏ nước. Cho hết đậu xanh vào trong nồi cơm điện, bỏ thêm phần khoai lang cắt khúc, 1/2 muỗng cà phê muối vào cùng.

    Đổ nước cách mặt đậu xanh khoảng 1/2 lóng tay. Cuối cùng bật nút nồi cơm điện tương tự như nấu cơm thông thường nhé.

  • Nhào bột

    Khi thấy nút nồi cơm điện chuyển sang chế độ Warm thì bạn lấy khoai lang ra một tô đựng. Dùng muỗng nghiền nhuyễn khoai ra.

    Chuẩn bị một cái thau nhỏ, cho vào thau 400gr bột nếp và khoai loang đã nghiền, 1 muỗng canh gấc tươi và khoảng 20ml nước ấm, trộn đều.

    Tiếp đến, bạn cho thêm khoảng 10ml nước ấm vào bột và trộn đều lại lần nữa. Bạn cứ cho từng chút nước ấm vào, trộn bột đến khi thấy bột đạt đủ độ ẩm, không bị nứt thì dừng lại.

    Cuối cùng dùng tay nhồi bột tới khi bột thành một khối bột đồng nhất, mịn dẻo là được. Dùng mang bọc thực phẩm bọc kín bột lại để tránh bị khô.

    Mách nhỏ: Bột nếp nên nhào bằng nước ấm từ 50 - 70 độ là thích hợp nhất vì nước quá nóng sẽ làm bột dính bết vào tay, có thể làm bột chính, khó tạo hình cho bánh. Khi nhào bột với nước lạnh sẽ dễ làm bột vo cục lại và bột sẽ không tan hết.

  • Sên đậu xanh

    Đổ phần đậu xanh đã nấu chín ra tô, lấy muỗng nghiền nhuyễn đậu.

    Bắc chảo lên bếp, cho đậu xanh và 40gr đường vào chảo. Bật bếp ở lửa nhỏ, đảo đều cho đường tan ra. Kế đến cho thêm 1 muỗng canh nước cốt dừa vào hỗn hợp đậu xanh. Sau đó sên khoảng 15 phút cho đến khi đậu xanh sệt lại, không dính chảo là được. Tắt bếp và để nguội hỗn hợp.

  • Làm viên trôi nước

    Bạn chia bột đậu xanh và bột gấc ra, vo thành các viên tròn (to hoặc nhỏ tùy theo sở thích). Sau đó cho các viên bột ra một dĩa đựng.

    Với viên bột gấc, bạn dàn mỏng viên bột, cho viên đậu xanh vào giữa và gói kín đậu xanh sao cho nhân nằm gọn ở bên trong của miếng bột, vo tròn lại cho đẹp mắt.

    Làm lượt lần như vậy đến khi hết bột nhé.

    Mách bạn: Cần miết kín bột để không khí không bị lọt vào bên trong bánh, vì khi luộc bánh sẽ dễ bị nứt hay vỡ. Bạn có thể điều chỉnh kích thước bánh cho hợp khẩu vị, tuy nhiên, bánh đừng to quá nhé, ăn sẽ nhanh ngán.

  • Nấu chè

    Bắc nồi lên bếp, cho vào nồi khoảng 500ml nước lọc, rồi cho hết phần đường còn lại và gừng cắt sợi vào. Nêm thêm 1/2 muỗng cà phê muối, khuấy đều. Tiếp đến cho khoảng 2 muỗng canh nước cốt dừa vào nồi, khuấy hỗn hợp lại với nhau. Đun sôi hỗn hợp ở lửa vừa.

    Nước trong nồi bắt đầu sôi thì cho từ từ các viên chè vào. Dùng đũa khuấy nhẹ cho bánh không dính đáy nồi, đun cho bánh nổi lên là được.

    Múc viên trôi nước ra chén, rắc một ít mè rang, chan thêm nước cốt dừa là đã có thể thưởng thức món ăn rồi.

    Mách bạn: Để món chè được thơm hơn, bạn cho khoảng 1 muỗng cà phê tinh chất vani vào nồi, khuấy nhẹ và nấu thêm khoảng 3 phút thì tắt bếp.

  • Thành phẩm

    Món chè trôi nước với những viên chè màu đỏ trông vô cùng bắt mắt, chè thơm thoang thoảng mùi gấc. Vỏ bánh trôi bên ngoài mềm dẻo, ngọt thơm bao bọc lớp nhân béo bùi từ đậu xanh, pha chút cay nồng của gừng khiến cho món ăn thêm hấp dẫn. Mời cả gia đình cùng thưởng thức thôi nào.

Cách bảo quản chè trôi nước

Chè trôi nước nấu xong tốt hơn hết bạn nên dùng trong ngày, nếu không dùng hết bạn có thể đậy kín, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh có thể để được 2 - 3 ngày. Khi dùng thì mang ra hâm nóng lại.

Món chè trôi nước gấc nhân đậu xanh dẻo ngon nhưng lại thật dễ làm đúng không nào. Chắc chắn sẽ giúp bạn “ghi điểm” với khách đến thăm nhà đấy! Chúc bạn thành công.

*Tham khảo hình ảnh và công thức từ kênh YouTube ẨM THỰC MIỀN QUÊ

Từ khóa: Chè trôi nước gấc nhân đậu xanh,Cách nấu chè trôi nước gấc,cách nấu chè trôi nước gấc đậu xanh,cách nấu chè trôi nước,chè trôi nước gấc đậu xanh,món chè,Cách nấu chè trôi nước gấc,cách nấu chè trôi nước gấc đậu xanh,cách nấu chè trôi nước,chè trôi nước gấc đậu xanh,món chè,Cách nấu chè trôi nước gấc,cách nấu chè trôi nước gấc đậu xanh,cách nấu chè trôi nước,chè trôi nước gấc đậu xanh,món chè,