Hay ăn

Hưỡng dẫn nấu ăn

Cháo môn lươn miền Nam

Cách nấu cháo môn lươn miền Nam dân dã mà ngon khó cưỡng

  • Chuẩn bị

    15 phút
  • Chế biến

    40 phút
  • Độ khó

    Dễ

Cháo lươn là món cháo có nhiều cách nấu tùy theo mỗi vùng miền. Hôm nay, HAY ĂN sẽ giới thiệu đến bạn cách nấu cháo môn lươn miền Nam vừa dân dã vừa dễ làm mà lại vô cùng bổ dưỡng. Vào bếp ngay thôi nào!

Nguyên liệu làm Cháo môn lươn miền Nam

Gạo tẻ Lươn Khoai môn Ngó môn Tóp mỡ Hành lá Ớt Hành tím (trong đó 3 củ băm nhuyễn) Dầu ăn Nước mắm Gia vị thông dụng (Tiêu/ hạt nêm/ bột ngọt/ đường)

Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon

Cách chọn mua lươn tươi ngon

  • Nên chọn những con lươn có độ lớn vừa phải, có hai phần màu rõ rệt, phần bụng màu vàng và phần lưng màu đen.

  • Tránh chọn những con quá nhỏ hoặc quá to (phần bụng màu đen) sẽ ăn không ngon, thịt chúng dễ bị nhão và không thơm.

  • Để có thể mua được lươn sạch, tươi ngon, đảm bảo chất lượng thì bạn nên chọn mua thịt lươn ở những cửa hàng, hệ thống siêu thị, chợ lớn uy tín.

Cách chọn mua khoai môn ngon không sượng

  • Bạn nên chọn mua loại khoai môn củ nhỏ (nhiều vùng gọi là khoai sọ) khi chế biến món cháo sẽ bùi và ngon hơn so với loại khoai môn củ to.

  • Chọn những củ tròn đều, bên ngoài lớp vỏ sần sùi, có nhiều râu và đất vẫn còn bám trên đó.
  • Chọn mua những củ có kích thước vừa, cầm nhẹ tay, không chọn những củ cầm nặng tay vì những củ này khi nấu thường không có vị, bị sượng và rất nhạt.

  • Khi xem bạn nên quan sát kĩ khoai. Những củ càng nhiều lỗ trũng thì khoai càng bùi vị càng ngon và nên mua.

Nguyên liệu nấu cháo môn lươn miền Nam

Cách chế biến Cháo môn lươn miền Nam

  • Vo gạo và nấu cháo

    Lấy 300gr gạo đem đi vo sạch. Kế tiếp, bắc nồi lên bếp, cho vào nồi 2 lít nước sau đó cho 300gr gạo đã vo vào nấu trên lửa vừa đến khi cháo sôi và gạo nở mềm .

  • Sơ chế và xào lươn

    Lươn sau khi mua về, bạn rửa sạch nhớt, cắt bỏ đầu và đuôi, loại bỏ hết nội tạng rồi rửa sạch với nước muối pha loãng, để ráo sau đó cắt thành từng khúc khoảng một ngón tay.

    Bắc chảo lên bếp, cho vào chảo 2 muỗng canh dầu ăn, đợi dầu nóng cho một ít tóp mỡ, 1/2 hành băm nhuyễn vào phi thơm.

    Sau đó cho lươn vào xào, cho tiếp 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1/2 muỗng cà phê nước mắm rồi xào đều tay cho đến khi thịt lươn săn lại thì tắt bếp.

    Cách sơ chế lươn bớt tanh bớt nhớt

    • Bạn cho lươn và muối hạt (hoặc muối ăn hằng ngày) vào túi ni lông lắc mạnh chà muối lên mình lươn, kế tiếp rửa lươn bằng nước cốt chanh, rồi rửa lại với nước sạch sau đó dùng khăn thấm khô.

    • Cho lươn vào túi sạch rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh 2 tiếng. Sau đó, ngâm chúng vào nước, dùng giẻ lưới tuốt vài lần để loại bỏ lớp nhớt.

    • Ngoài ra, bạn dùng tro bếp chà xát lên thân lươn cũng có thể làm giảm bớt độ nhớt hiệu quả.

  • Sơ chế và xào môn

    Ngó môn tước vỏ rửa sạch, ngâm vào hỗn hợp muối và giấm khoảng 15 phút để ngó môn mềm hơn khi nấu. Sau đó, bạn cắt thành từng khúc dài khoảng 2 lóng tay.

    Khoai môn mua về gọt vỏ, rửa sạch, sau đó ngâm vào nước muối pha loãng khoảng 10 phút rồi rửa lại với nước sạch từ 2 - 3 lần và vớt ra để ráo.

    Bắc lại chảo lên bếp, cho 1 muỗng canh dầu ăn vào chảo tiếp tục phi thơm 1/2 hành băm nhuyễn còn lại. Khi hành đã vàng đều thì cho khoai và ngó môn đã sơ chế vào xào.

    Sau đó, cho tiếp 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1/2 muỗng cà phê muối rồi xào đều tay từ 3 - 5 phút đến khi ngó môn chín và chuyển sang màu xanh nhạt.

    Mách nhỏ:

    • Khi gọt vỏ môn, bạn nên đeo găng tay để tránh bị ngứa nhé.

    • Trước khi phi thơm hành, bạn có thể cho thêm tóp mỡ vào xào chung để món ăn được thơm ngon hơn.

  • Nấu cháo môn lươn

    Cho lươn vừa xào vào nồi cháo, đợi đến khi cháo sôi thì cho tiếp hỗn hợp gồm khoai môn và ngó môn vào. Kế tiếp đợi đến khi cháo sôi lần nữa thì vặn lửa nhỏ lại, nấu thêm 15 phút cho khoai nhừ.

    Trong lúc chờ cháo sôi lại, bạn cắt nhỏ hành lá rồi cắt 4 củ hành tím thành từng khoanh tròn và phi thơm.

    Khi khoai đã nhừ, bạn nêm nếm cho vừa ăn, rắc thêm tiêu, hành lá cắt nhỏ, đầu hành và hành phi vào nồi rồi tắt bếp.

  • Thành phẩm

    Ngó môn thì mềm, khoai môn bùi bùi, thịt lươn thật ngọt, thật thơm. Bắt đầu một buổi sáng bằng cháo lươn thì còn gì bằng. Hãy thưởng thức để cảm nhận được vị ngon, ngọt của cháo môn lươn này.

Cách thực hiện thành công

  • Bạn nên chọn thịt lươn đồng để thịt lươn được dai và khi nấu cháo vị sẽ ngọt hơn.

  • Chú ý vào khâu sơ chế lươn, nếu sơ chế không kĩ thì lươn sẽ vẫn còn nhớt và còn mùi tanh.

  • Bạn cũng có thể nấu cháo bằng nồi cơm điện để tiết kiệm thời gian.

Trên đây là hướng dẫn nấu cháo môn lươn miền Nam dân dã mà vô cùng thơm ngon. Chúc bạn thực hiện thành công!

* Tham khảo hình ảnh và công thức từ kênh YouTube: Cả Nhà Vào Bếp

Từ khóa: Cháo môn lươn miền Nam,cháo môn lươn,cách nấu cháo môn lươn,cháo lươn khoai môn,cách nấu cháo lươn khoai môn,cháo môn lươn miền nam,cháo môn lươn,cách nấu cháo môn lươn,cháo lươn khoai môn,cách nấu cháo lươn khoai môn,cháo môn lươn miền nam,cháo môn lươn,cách nấu cháo môn lươn,cháo lươn khoai môn,cách nấu cháo lươn khoai môn,cháo môn lươn miền nam,