Hay ăn


Hưỡng dẫn nấu ăn


Chân giò hầm ngải cứu

Cách nấu chân giò hầm ngải cứu thơm ngon bổ dưỡng dễ làm tại nhà

  • Chuẩn bị

    15 phút
  • Chế biến

    1 giờ
  • Độ khó

    Dễ

Chân giò hầm ngải cứu không chỉ đơn thuần được xem là một món ăn thông thường mà nó là một bài thuốc vừa bổ vừa ngon. Cách chế biến món chân giò hầm ngải cứu không quá phức tạp, cùng HAY ĂN vào bếp để thực hiện món canh thơm ngon bổ dưỡng này nhé!

Nguyên liệu làm Chân giò hầm ngải cứu

Thịt chân giò Ngải cứu Táo tàu Hạt kỷ tử Gia vị thông dụng (muối/ đường/ hạt nêm/ tiêu)

Cách chọn mua chân giò tươi ngon

  • Chọn mua khối thịt giò rắn chắc, các thớ thịt đều có đường cắt khô ráo, phần móng còn nguyên vẹn không bị long ra thì giò heo mới tươi ngon.
  • Thịt có màu hồng tươi, không có mùi hôi tanh và khi ấn tay xuống có độ đàn hồi.
  • Ngoài ra, nên chọn chân giò trước vì phần thịt mỏng, mềm, ngọt và có nhiều gân hơn vì vậy mà khi chế biến món hầm sẽ mềm, thấm gia vị và ngon hơn.

Lưu ý: Táo tàu và hạt kỷ tử, bạn có thể dễ dàng tìm mua tại các tiệm thuốc đông y hoặc tại các trang thương mại điện tử.

Nguyên liệu làm món chân giò hầm ngải cứu

Cách chế biến Chân giò hầm ngải cứu

  • Sơ chế các nguyên liệu

    Chân giò khi mua về bạn dùng dao cạo sạch phần lông còn sót lại (nếu có), đem rửa sạch với nước muối rồi chặt thành khúc vừa ăn.

    Để khử mùi hôi của chân giò, bạn chuẩn bị một nồi nước sôi và cho chân giò vào chần qua trong 2 - 3 phút ở lửa lớn, sau đó vớt ra và rửa sạch lại với nước.

    Ngải cứu loại bỏ những lá sâu, héo (nếu có), sau đó rửa sạch và để ráo.

  • Hầm món ăn

    Bắc nồi lên bếp, cho 500ml nước vào ninh chân giò trong 30 phút ở lửa vừa.

    Mách nhỏ: Trong quá trình hầm chân giò, nếu thấy có nổi bọt thì dùng thìa vớt bọt bỏ đi cho món canh nước trong và ngon hơn.

    Tiếp đến, cho ngải cứu, táo tàu và hạt kỷ tử vào. Nêm thêm 1 muỗng canh hạt nêm, 1/4 muỗng cà phê muối, 1/4 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng cà phê đường và đảo đều cho thấm gi vị.

    Đậy nắp lại và ninh thêm 15 - 20 phút tới khi chân giò chín mềm thì tắt bếp.

  • Thành phẩm

    Món chân giò hầm xong có mùi vị thơm của lá ngải cùng táo tàu và hạt kỷ tử. Từng miếng chân giò mềm, thấm đều gia vị. Phần nước dùng ngọt thanh, đậm vị khi chan vào ăn cùng cơm trắng sẽ rất hấp dẫn đấy.

    Đảm bảo đây sẽ là món ăn thơm ngon khó cưỡng cho cả gia đình cùng thưởng thức.

Rau ngải cứu là gì?

  • Cây ngải cứu có tên là Latin là Artemisia absinthium là một loại cây cỏ có giá trị cao, có mùi hương đặc biệt, được sử dụng như một loại thảo dược có lợi cho sức khỏe.
  • Ngải cứu có thân màu trắng bạc hoặc xanh bạc, lá có màu vàng-xanh và hoa có dạng búp có màu sáng hoặc vàng nhạt.
  • Rau ngải cứu còn có rất nhiều các tác dụng bổ ích như: Giảm đau, chống oxi hóa, chống nhiễm ký sinh trùng, chống viêm,...

Chỉ với một ít thời gian và một vài bước đơn giản là bạn đã có ngay món chân giò hầm ngải cứu vừa thơm ngon hấp dẫn lại vô cùng bổ dưỡng cho cả nhà. Chúc các bạn thành công và có một bữa ăn thật ngon miệng!

*Tham khảo công thức và hình ảnh từ kênh YouTube Feedy Món Ăn Ngon.

Từ khóa: Chân giò hầm ngải cứu,cách nấu chân giò hầm ngải cứu,chân giò hầm ngải cứu,chân giò hầm,cách làm chân giò hầm ngải cứu,cách làm chân giò hầm,cách nấu chân giò hầm ngải cứu,chân giò hầm ngải cứu,chân giò hầm,cách làm chân giò hầm ngải cứu,cách làm chân giò hầm,cách nấu chân giò hầm ngải cứu,chân giò hầm ngải cứu,chân giò hầm,cách làm chân giò hầm ngải cứu,cách làm chân giò hầm,