Hưỡng dẫn nấu ăn
Bún măng vịt là món ăn quen thuộc trên những con đường ở Sài Gòn hoa lệ. Hướng dẫn cách nấu bún măng Vịt dành cho gia đình đơn giản tại nhà.
15 phút Chế biến
1 giờ 30 phút Dành cho
5 người
Bún măng vịt có lẽ là món ăn không còn quán xa lạ với người Sài Gòn. Vị nước dùng ngọt thanh kết hợp thì thịt vịt dai béo, măng tươi giòn ngọt đã làm bao con tim mê đắm. Cùng Bách hoá XANH bắt tay vào làm món ăn độc đáo này ngay hôm nay cho cả nhà cùng thưởng thức nhé!
1
Nguyên liệu nấu bún măng vịt Sài Gòn
- 1/2 con vịt (khoảng 700g)
- 250g măng tươi
- 500g nấm rơm
- 100g tiết vịt
- 1kg bún tươi
- 100ml rượu trắng
- 2 nhánh gừng
- 4 củ hành tím băm nhuyễn
- 1 củ tỏi băm nhuyễn
- 2 nhánh hành lá
- 10g rau mùi
- 10g rau răm
- 2 trái ớt
- Rau quế, rau muống, bắp chuối bào
- Gia vị: Dầu ăn, đường, tiêu, hạt nêm, bột ngọt, muối
2
Hướng dẫn cách nấu bún măng vịt Sài Gòn chuẩn vị
Bước 1
Sơ chế vịt
Vịt bạn mua về rửa thật sạch với nước. Tiếp đến, bạn thoa muối lên cả bên trong lẫn bên ngoài vịt. Sau đó, bạn dùng gừng đập dập và rượu trắng chà xát lên khắp mình vịt trong vài phút và rửa lại thật sạch. Cuối cùng bạn chặt vịt thành từng miếng vừa ăn, để ráo.
Bước 2
Ướp thịt vịt
Gừng bạn mang đi cắt sợi rồi ướp vịt thịt vịt cùng 1/2 lượng tỏi băm nhuyễn, hành tím băm nhuyễn, 1 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng canh đường, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê tiêu trong 15 - 30 phút cho thấm gia vị.
Bước 3
Nấu măng
Măng tươi bạn mang đi rửa sạch, sau đó luộc với nước và ít muối. Khoảng 30 phút sau, vớt măng ra, rửa lại với nước lạnh, cắt măng thanh từng miếng nhỏ, vừa ăn.
Bước 4
Sơ chế nguyên liệu khác
Nấm rơm bạn gọt bỏ phần dơ ở chân rồi đem ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút rồi rửa lại bằng nước cho sạch. Với những cây nấm nhỏ bạn có thể để nguyên, to cắt làm đôi.
Bạn nấu một nồi nước sôi, cho tiết vịt vào luộc chín rồi vớt ra thái miếng vừa ăn.
Nấu sôi một nồi nước khác rồi cho bún vào trụng trong 1 phút, để ráo.
Hành lá bạn nhặt gốc rồi rửa sạch. Rau răm nhặt bỏ cọng cứng, rửa sạch. Các rau ăn kèm mang đi nhặt sạch rồi rửa qua nước muối loãng.
Bước 5
Xào măng và thịt vịt
Bạn cho dầu vào chảo, đun nóng rồi cho hành băm vào phi thơm. Tiếp đến, bạn cho măng vào xào cho đến khi bắt đầu mềm thì nêm vào 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê muối và xào thêm khoảng 2 phút nữa cho măng ngấm gia vị.
Bắc một cái nồi khác rồi cho vào nồi 2 muỗng canh dầu ăn đun nóng, trút thịt vịt vào đảo đến khi thịt vịt săn lại.
Bước 6
Nấu nước dùng
Bạn cho 2 lít nước dùng vào nồi thịt xào rồi khuấy đều. Vặn lửa lớn đun cho nước sôi, hạ lửa nhỏ hầm khoảng 30 phút để thịt vịt chín mềm. Lúc này bạn cho nấm rơm, huyết, măng vào nấu sôi lại lần nữa rồi nêm nếm lại cho vừa ăn thì tắt bếp.
Bước 7
Làm nước chấm
Bạn cho phần tỏi băm còn lại, ớt, 1 muỗng canh đường cùng phần gừng còn lại vào cối giã nhuyễn rồi cho ra chén, thêm 1 muỗng canh nước mắm và một muỗng cà phê nước cốt chanh vào khuấy đều là xong.
Bước 8
Thành phẩm
Bạn cho bún vào tô, xếp thịt vịt lên rồi chan nước dùng cùng với tiết vịt và măng vào. Nước dùng đậm đà, đẫm vị, thịt vịt dai dai, nấm mềm ngọt cùng măng giòn giòn, dày thịt đã tạo nên một món ăn cực kỳ hấp dẫn.
3
Thưởng thức
Khi thưởng thức bún măng vịt Sài Gòn, bạn thêm hành lá, rau mùi, ớt thái nhỏ lên trên để thêm phần hấp dẫn. Ăn kèm bún măng vịt với rau sống và mắm gừng là đúng điệu nhất.
4
Cách chọn nguyên liệu và lưu ý khi nấu bún măng vịt Sài Gòn
Cách chọn mua vịt tươi ngon
Đối với vịt sống
Chọn mua vịt có bộ lông bóng mướt, vạch bên trong thấy không còn lông tơ, lông vũ bên ngoài mọc dài đầy đủ. Không chọn vịt lông xù, có mùi hôi, vịt ủ rũ, đây có thể là vịt ốm bệnh.
Nắm vào ức vịt thấy tròn đầy, mập mạp, da cổ và da bụng dày là vịt ngon.
Hai cánh vịt có thể đan chéo vào với nhau là vịt trưởng thành, dễ nhổ lông và nhiều thịt.
Đối với vịt làm sẵn
Chọn vịt có màu vàng nhạt đều màu, cảm giác tươi mới. Không chọn vịt quá sậm màu hoặc có vết bầm, loang lổ.
Ấn vào vịt thấy săn chắc có độ đàn hồi là vịt ngon, không chọn những con ấn vào thấy mềm nhũn, có mùi hôi ươn, chảy nước là vịt để lâu, không ngon.
Cách chọn mua măng tươi ngon
Đối với măng tươi còn vỏ bạn chọn măng có dáng thẳng, màu sắc tươi mới, bề mặt không có đốm, không bị héo.
Với măng luộc sẵn bạn chọn măng có vỏ mỏng, giòn, không nên chọn măng quá trắng, màu măng vàng nâu, có những đường vân.
Những ngọn măng bé thường dày cơm và đậm vị hơn măng to.
Lưu ý khi nấu bún măng vịt Sài Gòn
- Để khử mùi hôi thịt vịt, bạn nên dùng muối, rượu trắng và gừng đập dập chà xát thật đều lên mình vịt trong vài phút, sau đó rửa sạch với nước. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng muối chà xát đều lên mình vịt, sau đó dùng một quả chanh bổ đôi xát đều lên vịt lần nữa và rửa sạch lại với nước.
- Để măng luộc không bị đắng, bạn nên luộc măng nhiều lần, măng tươi bạn bỏ vỏ già, cho vào nồi luộc ngập nước 2 - 3 lần, mỗi lần 15 phút. Ngoài ra bạn cũng có thể luộc măng với nước vo gạo hay nước bồ ngót cũng rất hiệu quả.
Trên đây là cách làm bún măng vịt Sài Gòn cực đơn giản mà Bách hoá XANH đã tổng hợp được. Hương vị độc đáo cũng nước dùng đẫm vị là sức hút, níu chân dân Sài Thành trong nhiều năm qua. Đặt mua các nguyên liệu trên Bách hoá XANH và thực hiện ngay hôm nay nhé!
Từ khóa: Cách nấu bún măng Vịt Sài Gòn ngọt nước, thơm ngon chuẩn vị,cách nấu bún măng vịt sài gòn,