Hay ăn


Hưỡng dẫn nấu ăn


Cách làm sữa chua có lớp váng dày

Cách làm sữa chua có lớp váng dày Đà Lạt dẻo mịn thơm ngon dễ làm

  • Chuẩn bị

    5 phút
  • Chế biến

    5 giờ
  • Độ khó

    Trung bình

Món tráng miệng vô cùng thơm ngon cho ngày hè nóng nực mà chắc hẳn ai cũng thích đó chính là sữa chua. Hôm nay chuyên trang Vào bếp của HAY ĂN sẽ chia sẻ với bạn một món ăn vô cùng hấp dẫn mà còn tốt cho sức khỏe, đó chính là món sữa chua - đặc sản Đà Lạt có lớp váng dẻo mịn thơm ngon, dễ làm. Mời các bạn cùng vào bếp nhé!

Nguyên liệu làm Sữa chua có lớp váng dày

Sữa tiệt trùng không đường Sữa chua cái Sữa đặc Bơ động vật Đường Muối

Hình ảnh nguyên liệu

Nguyên liệu làm sữa chua có lớp váng dày

Cách chế biến Sữa chua có lớp váng dày

  • Tiệt trùng hủ thủy tinh

    Cho các hũ thủy tinh vào máy tiệt trùng, trải đều các hủ thủy tinh ra để các hủ thủy tinh có thể được tiệt trùng hiệu quả nhất.

    Mách nhỏ: Nếu không có máy tiệt trùng thì bạn cũng có thể ngâm các hũ thủy tinh trong nước sôi khoảng 10 phút rồi lấy ra, để ráo hoặc dùng khăn sạch lau khô nhé!
  • Đun ấm sữa

    Bắc nồi lên bếp, để lửa vừa và cho 1 lít sữa tươi vào khuấy liên tục trong vòng 3 phút. Sau đó bạn cho đường và muối vào khuấy đều.

    Tiếp đến bạn cho 380gr sữa đặc vào và tiếp tục khuấy tan. Nấu sữa nóng đến khoảng 80 độ C hoặc nhỏ sữa vào cổ tay thấy ấm là được.

  • Khuấy tan chảy bơ

    Cho 50gr bơ vào một cái chén và cho vào 50ml sữa nóng vừa nấu vào khuấy cho bơ tan ra.

    Mách nhỏ: Nếu không có bơ động vật thì bạn có thể thay bằng bơ thực vật. Lưu ý là đối với bơ thực vật thì bạn có thể giảm bớt còn 30gr thôi nhé!
  • Xay hỗn hợp bơ sữa chua

    Cho hỗn hợp bơ và sữa vừa khuấy vào máy xay sinh tố và xay từ 3 - 4 phút.

    Lưu ý: Không xay dưới 3 phút vì sữa và bơ vẫn chưa đồng nhất với nhau, váng sữa sẽ bị nổi đốm không đẹp.

    Sau khi xay xong thì bạn cho hỗn hợp sữa và bơ ra một cái ly.

  • Trộn hỗn hợp bơ sữa

    Cho hỗn hợp bơ và sữa vào nồi sữa và khuấy đều tay để hỗn hợp được tan đều ra.

  • Khuấy sữa chua

    Khi sữa trong nồi ở khoảng 47 độ C thì bạn dùng đũa khuấy đều sữa chua cái cho thật mịn.

    Sau đó cho sữa chua cái vào nồi sữa rồi khuấy nhẹ nhàng thật kỹ để sữa chua làm ra có được độ mịn ngon nhất.

    Mách nhỏ: Không cho sữa chua vào ngay khi sữa còn quá nóng. Men lactic trong sữa chua hoạt động tối ưu ở khoảng nhiệt độ từ 43 - 45 độ C. Vì vậy nếu bạn cho sữa chua vào lúc sữa còn quá nóng sẽ khiến men chết và làm cho thành phẩm của bạn bị tách nước.
  • Ủ sữa chua

    Chuẩn bị một thùng xốp để ủ sữa chua. Cho sữa chua ở trong nồi vào những hũ thủy tinh.

    Mách nhỏ:

    • Nhanh tay rót sữa vào hũ thì sữa còn giữ được độ nóng thì việc lên men sẽ dễ dàng hơn.
    • Giữ sữa chua ở nhiệt độ từ 43 - 45 độ C, đây cũng là nhiệt độ tối ưu giúp men sữa chua phát triển, hoạt động và tránh làm sữa chua bị nhớt.

    Dùng giấy sạch và giấy bìa đậy các hũ sữa chua rồi sắp các hủ sữa chua lên trên. Sau đó tiếp tục dùng giấy sạch và giấy bìa để đậy lại.

    Khoảng trống còn lại ở bên thùng thì bạn sử dụng nước ấm nóng hoặc gắn bóng đèn vàng 45W trong thùng kèm lót chăn ấm để giữ nhiệt độ.

    Sau đó đóng nắp thùng lại và ủ trong vòng 4 tiếng. Sau 4 tiếng là đã hoàn thành rồi.

  • Thành phẩm

    Sữa chua váng dày vô cùng thơm ngon hấp dẫn. Sữa chua vừa ủ xong có mùi vị rất thơm chuẩn vị Đà Lạt, phần váng thì rất béo mịn rất tuyệt vời. Sữa chua này bạn để tủ lạnh khoảng 3 - 4 tiếng nữa thì thưởng thức sẽ lại càng sảng khoái hơn nữa đấy, đảm bảo cả nhà sẽ thích mê với món này.

Mẹo thực hiện thành công

  • Sữa chua trước khi bạn mang đi pha vào hỗn hợp sữa tươi và sữa đặc cần để cho hủ sữa chua ở nhiệt độ phòng, hết lạnh hẳn, hoàn toàn trở về trạng thái lỏng.
  • Vệ sinh thật sạch các dụng cụ ủ sữa chua để tránh sữa bị nhiễm khuẩn trong quá trình ủ.
  • Sữa tươi bạn dùng để pha hỗn hợp sữa chua nên dùng loại sữa tươi có lượng protein cao thì tỉ lệ thành công sẽ cao hơn.
  • Phải khuấy thật đều để sữa chua (men cái) ban đầu hòa quyện vào sữa tươi và sữa đặc sẽ tránh được trường hợp sữa chua bị tách nước, tách lớp khi ủ.
  • Không ủ sữa chua quá lâu, ủ đúng thờ gian và nhiệt độ để tránh trường hợp sữa bị chua hoặc bị nhớt nhé.

Cách bảo quản sữa chua

  • Nên bảo quản sữa chua hũ trong ngăn mát hoặc ngăn đông tủ lạnh từ 5 - 7 ngày, nếu là sữa chua bịch thì bạn để vào ngăn đông nhé! Sữa chua sẽ vẫn tiếp tục lên men, do đó càng để lâu thì sẽ càng chua.
  • Ngoài ra, để bảo quản được sữa chua lâu, bạn nên tiệt trùng hũ đựng như trong bài viết. Nếu không có máy tiệt trùng thì các bạn có thể ngâm hũ sữa chua trong nước sôi khoảng 10 phút rồi dùng khăn sạch lau cho thật khô nhé!

Vậy là bạn vừa biết được bí quyết làm sữa chua có lớp váng dày Đà Lạt thơm ngon, lạ miệng rồi đấy! HAY ĂN chúc bạn thực hiện thành công để mời cả nhà thưởng thức nhé!

*Tham khảo công thức và hình ảnh từ kênh YouTube trang dalat

Từ khóa: Cách làm sữa chua có lớp váng dày,cách làm sữa chua có lớp váng, cách làm sữa chua phô mai có lớp váng sữa, làm sữa chua có váng, cách làm sữa chua có váng, làm sữa chua váng sữa,cách làm sữa chua có lớp váng, cách làm sữa chua phô mai có lớp váng sữa, làm sữa chua có váng, cách làm sữa chua có váng, làm sữa chua váng sữa,cách làm sữa chua có lớp váng, cách làm sữa chua phô mai có lớp váng sữa, làm sữa chua có váng, cách làm sữa chua có váng, làm sữa chua váng sữa,