Hưỡng dẫn nấu ăn
Cách làm chùm ruột ngâm đường chua ngọt thơm ngon tốt cho tiêu hóa
Chuẩn bị
25 phútChế biến
15 phútĐộ khó
Dễ
Chùm ruột là thứ quả tốt cho sức khỏe và sắc đẹp. Để bảo quản chùm ruột lâu, đồng thời thay đổi hương vị chua của quả, hãy cùng vào bếp thực hiện cách làm món nước giải khát chùm ruột ngâm đường ngon hết ý dưới đây nhé!
Nguyên liệu làm Chùm ruột ngâm đường
Chùm ruột Đường MuốiDụng cụ thực hiện:
rổ, ly, Hũ thủy tinh,...
Cách chế biến Chùm ruột ngâm đường
-
Sơ chế
Trước hết rửa sạch và làm khô hũ thủy tinh.
Chùm ruột hái xuống nhặt bỏ cuống rồi rửa sạch cho vào rổ để ráo nước, phải để các quả khô hoàn toàn, nếu không để khô thì sau khi ngâm vài ngày, chùm ruột dễ bị nổi váng.
-
Ngâm chùm ruột
Dùng lấy 1 lượng muối và 1 lượng đường trộn đều vào nhau, đừng dùng quá nhiều muối vào hỗn hợp, sau này nước ngâm sẽ bị mặn.
Sau đó rải 1 lớp đường xuống dưới đáy hũ thủy tinh đã chuẩn bị và rửa sạch, độ dày lớp đường khoảng 2cm là được.
Xếp 1 lớp chùm ruột lên trên hỗn hợp đường, rồi lại đến lớp đường... cứ tiếp tục như vậy cho đến khi chùm ruột và đường vừa hết vào hũ thủy tinh.
Sau khi xếp đường và chùm ruột vão hũ, có thể dùng tay lắc lắc nhẹ hũ, cho chùm ruột và hỗn hợp đường trộn đều và được nén chặt lại với nhau hơn.
Sau khi cho hết nguyên liệu vào hũ thủy tinh, ban đầu sẽ thấy hầu như đường sẽ phủ kín chùm ruột gần như toàn bộ. Sau vài ngày, chùm ruột ra nước và bắt đầu hòa tan với đường. Lớp đường sẽ chìm xuống dưới và chùm ruột nổi lên trên.
-
Thành phẩm
Sau khi ngâm khoảng 7-10 ngày là có thể sử dụng được. Dùng nước và quả chùm ruột ngâm đường pha với nước đun sôi để nguội, cho thêm đá bào hoặc đá viên vào uống trong những ngày nóng thì giải nhiệt rất tốt.
Công dụng của chùm ruột đối với sức khỏe
Theo báo Sức Khỏe và Đời Sống, chùm ruột có tác dụng:
- Quả có tác dụng thanh nhiệt, làm mát, bổ gan bổ máu, có tác dụng tích cực với bệnh nhân đang điều trị các bệnh lý về gan. Giúp cải thiện chức năng gan, hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan rất hiệu quả.
- Lá có tác dụng tan ứ huyết, tiêu đờm, sát trùng, chống nọc độc rắn, khi nấu chín lá còn giúp trị mụn nhọt, hút mủ mụn. Nhai lá chùm ruột giúp chữa viêm họng, viêm miệng. Dùng lá đun nước tắm chữa lở, nổi mề đay và các bệnh lý ngoài da.
- Vỏ thân cây có khả năng hạ sốt nhanh, tiêu hạch độc, ung nhọt, tiêu đờm, trừ tích ở phế. Rượu ngâm từ vỏ thân cây có thể chữa thối tai tiêu mủ, chữa ghẻ, loét, vết thương chảy máu ngoài da.
Khi ăn chùm ruột, bạn cần phải hết sức lưu ý những điều sau:
- Rễ và vỏ rễ cây chùm ruột có độc nên không được uống. Ở Ấn Độ, vỏ rễ được dùng làm thuốc độc với các triệu chứng như nhức đầu, đau bụng dữ dội và có thể tử vong.
- Rượu ngâm vỏ cây chùm ruột cũng chỉ dùng ngoài da, không được uống.
- Lá và trái chùm ruột thường được dùng để kho cá, nướng tép. Tuy nhiên khi nướng tuyệt đối không bẻ nhánh chùm ruột để nướng hoặc gắp thức ăn.
- Ngoài ra, những người mắc bệnh gút và sỏi thận cũng không nên ăn quả chùm ruột vì chúng rất giàu acid oxalic.
Hi vọng với những chia sẻ trên giúp bạn có được 1 loại thức uống giải nhiệt ngày nắng hiệu quả cho gia đình và bản thân mình nhé!
Từ khóa: Cách làm chùm ruột ngâm đường chua ngọt,chùm ruột,chùm ruột ngâm,cách làm chùm ruột ngâm,cách làm chùm ruột ngâm ngon,vào bếp,chùm ruột,chùm ruột ngâm,cách làm chùm ruột ngâm,cách làm chùm ruột ngâm ngon,vào bếp,chùm ruột,chùm ruột ngâm,cách làm chùm ruột ngâm,cách làm chùm ruột ngâm ngon,vào bếp,