Hưỡng dẫn nấu ăn
Cách làm bánh tráng, hủ tiếu từ gạo lứt thơm ngon bổ dưỡng dễ làm
Chuẩn bị
30 phútChế biến
30 phútĐộ khó
Dễ
Ngoài nấu thành cơm, gạo lứt còn được sử dụng để làm sợi bánh hủ tiếu mà hương vị vẫn thơm ngon không kém gì so với làm bằng bột gạo truyền thống. Vào bếp cùng HAY ĂN để học ngay công thức này nhé!
Nguyên liệu làm Cách làm bánh tráng, hủ tiếu từ gạo lứt
Gạo lứt Bột năng Bột đậu xanh Nước sôi Nước lạnh MuốiCách chọn mua gạo lứt ngon
- Nên chọn gạo lứt đen hoặc gạo lứt đỏ vì loại gạo này có nhiều dưỡng chất hơn gạo nâu vàng.
- Bên cạnh đó cần phân biệt gạo lứt với gạo huyết rồng để tránh mua nhầm. Gạo lứt sẽ có hạt thon dài, ăn có vị nhạt và nhai kỹ có vị ngọt. Còn gạo huyết rồng bẻ đôi có màu đỏ bên trong, ăn vào có vị ngọt.
- Ưu tiên mua gạo ở các cửa hàng uy tín, quan sát kỹ nếu gạo không bị mốc, mối mọt, cầm lên có cảm giác trơn nhẵn là được.
Dụng cụ thực hiện
Chảo chống dính, nồi, bếp
Cách chế biến Cách làm bánh tráng, hủ tiếu từ gạo lứt
-
Xay gạo lứt
Cho 600g gạo lứt vào máy xay gạo rồi xay cho thật nhuyễn mịn.
-
Trộn bột
Cho vào tô 600g bột gạo lứt, 1/8 muỗng cà phê muối, 353ml nước sôi, 122g bột năng. Dùng phới khuấy đều cho hỗn hợp mịn mượt.
Sau đó cho thêm 38g bột đậu xanh, 79ml nước lạnh rồi tiếp tục khuấy đều.
-
Tráng bánh tráng
Bắc 1 nồi nước lên bếp, đặt khay kim loại hoặc chảo chống dính lên trên (giống hấp cách thủy).
Đợi đến khi nước sôi và khay kim loại thật nóng thì bạn đổ vào 1 lớp bột. Đậy nắp kín khoảng 5 phút là bánh chín.
Làm tương tự đến khi hết số bột còn lại.
Lưu ý:
- Phải đảm bảo hơi nước bốc lên đủ mạnh để giúp bánh chín đều.
- Lượng bột cho vào khay còn tùy thuộc vào sở thích ăn sợi bánh mỏng hay dày của bạn.
- Bạn có thể đổ liên tiếp nhiều lớp để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên phải để lớp bánh thứ 1 săn lại khoảng 1 phút thì mới được đổ tiếp lớp thứ 2.
-
Cắt sợi hủ tiếu
Gỡ bánh ra khỏi khay, phết dầu ăn đều lên 2 mặt, sau đó để bánh thật nguội.
Tiếp theo, gỡ từng lớp bánh ra (nếu bạn đổ nhiều lớp lên nhau) rồi dùng kéo cắt bánh thành sợi vừa ăn.
Lưu ý: Nếu bạn muốn sợi bánh ngon và dai hơn thì có thể phơi nắng. Hoặc làm nóng lò nướng ở nhiệt độ 150 độ C, cho bánh vào, mở cửa lò và sấy trong 20 phút. -
Thành phẩm
Sợi hủ tiếu tuy được làm bằng gạo lứt nhưng vẫn có được độ dẻo và dai như sợi hủ tiếu truyền thống. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được độ bùi và hương vị đặc trưng từ gạo lứt, cực kỳ thơm ngon và bổ dưỡng.
Cách bảo quản sợi bánh
- Bạn có thể bảo quản sợi hủ tiếu tươi trong ngăn mát tủ lạnh từ 1 - 2 ngày.
- Nếu muốn bảo quản lâu hơn, bạn phải cho sợi hủ tiếu vào lò sấy khô rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh.
Chúc bạn thực hiện thành công món bánh tráng, hủ tiếu từ gạo lứt thơm ngon, bổ dưỡng này nhé!
*Nguồn tham khảo công thức và hình ảnh từ kênh Youtube Tina Cuộc Sống Mỹ
Từ khóa: Cách làm bánh tráng, hủ tiếu từ gạo lứt,bánh tráng bằng gạo lứt,hủ tiếu gạo lứt,phở gạo lứt,cách làm bánh phở bằng gạo lứt,món bánh,bánh tráng bằng gạo lứt,hủ tiếu gạo lứt,phở gạo lứt,cách làm bánh phở bằng gạo lứt,món bánh,bánh tráng bằng gạo lứt,hủ tiếu gạo lứt,phở gạo lứt,cách làm bánh phở bằng gạo lứt,món bánh,