Hưỡng dẫn nấu ăn
Cách làm bánh tét ngũ sắc thơm ngon đẹp mắt cho ngày Tết
Chuẩn bị
23 giờChế biến
6 giờĐộ khó
Trung bình
Nguyên liệu làm Bánh tét ngũ sắc
Nếp Thái Đậu xanh không vỏ Nước cốt dừa Đường Thịt ba rọi Hành lá Lá dứa (1 bó) Gấc Lá cẩm (1 bó) Hành lá Lá chuối Hạt nêm Muối Trứng muốiMẹo chọn thịt ngon
- Thịt ba rọi ngon là thịt có tỷ lệ mỡ và thịt cân bằng, khi thưởng thức bạn sẽ không bị ngấy do quá nhiều mỡ hay quá khô do có nhiều thịt nạc.
- Nên lựa thịt có lớp da ngoài cùng dày, lớp mỡ dày từ 1.5cm - 2cm, phần thịt nạc dính chặt vào phần thịt mỡ. Nhưng để món ăn đạt được ngon nhất, bạn không nên mua thịt có lớp da bên ngoài quá dày vì đó là thịt lợn đã nuôi lâu năm, ăn sẽ không ngon.
- Chú ý quan sát màu sắc của thịt heo, thịt ba rọi ngon có lớp da bên ngoài khô, màu đỏ hoặc hồng tươi. Thịt sau khi cắt ra có màu hồng sáng đẹp, da trắng hồng, mềm mại. Lớp mỡ xen giữa thịt có màu trắng sáng, chắc.
- Thịt tươi ngon sẽ có mùi đặc trưng, khi mua thịt heo bạn nên chú ý, nếu thịt có mùi lạ thì tránh không nên mua bạn nhé.
- Độ đàn hồi của thịt ba rọi rất tốt, vì vậy nên kiểm tra thật kỹ trước khi mua. Bạn dùng tay ấn vào thịt, nếu vết lõm trên thịt trở về trạng thái ban đầu một cách nhanh chóng thì đó chính là thịt heo ngon.
Dụng cụ thực hiện
Xửng hấp, nồi, tô
Cách chế biến Bánh tét ngũ sắc
-
Ngâm nếp với các màu tự nhiên
Chia nếp thành 4 phần, mỗi phần 750g với 3 phần nếp trắng 1 phần nếp màu lá cẩm, sau đó ngâm qua đêm.
Đối với phần nếp màu lá cẩm, bạn nấu xăm xắp nước cùng 200g lá cẩm để lấy màu. Sau đó để nước màu nguội rồi đem ngâm cùng 1 phần nếp.
Đối với 3 phần nếp trắng đã ngâm qua đêm, bạn bắt đầu thao tác trộn màu như sau:
- Lấy thịt của 10 hạt gấc, sau đó tán đều cùng 1 muỗng cà phê rượu trắng. Sau đó bạn cho phần màu này vào 1 phần nếp rồi trộn đều.
- Lá dứa cắt khúc, rửa sạch, xay nhuyễn cùng khoảng 250ml nước, sau đó lọc qua rây để lấy nước màu. Cho từ từ phần nước lá dứa vào 1 phần nếp rồi trộn đều đến khi được màu ưng ý.
Mách nhỏ: Bạn có thể cho thêm 1 - 2 giọt màu xanh thực phẩm để màu lá dứa được đậm và giữ lâu hơn. -
Nấu hỗn hợp cốt dừa
Bắc nồi lên bếp, cho vào 900ml nước cốt dừa, 4 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê muối. Khuấy đều trên lửa lớn cho đường tan hoàn toàn rồi tắt bếp.
-
Hấp nếp
Bắc một nồi nước sôi, cho nếp vào xửng và hấp trên lửa lớn trong 20 phút.
Sau 20 phút, bạn mở nắp ra, dùng đũa xới đều nếp rồi hấp thêm 10 phút nữa.
Rưới vào mỗi phần nếp 6 muỗng canh nước cốt dừa (khoảng 100ml) rồi trộn đều. Đậy nắp rồi tiếp tục nấu thêm 10 phút.
Sau đó, bạn mở nắp rưới thêm khoảng 15 - 20ml nước cốt dừa, trộn đều và hấp thêm 10 - 15 phút nữa đến khi nếp chín mềm là hoàn tất.
Mách nhỏ:
- Khi cho từng loại nếp vào, bạn nhớ ngăn cách bằng 1 miếng lá chuối nhé!
- Để nồi dễ dàng thoát hơi, bạn nên tạo một lỗ trống ở giữa nồi.
- Lượng nước cốt dừa bạn có thể tăng giảm để phù hợp với loại nếp mà mình sử dụng. Không nên cho nhiều cùng 1 lúc vì sẽ rất dễ khiến nếp bị nhão.
-
Hấp đậu xanh
Rửa sạch 1kg đậu xanh không vỏ, sau đó ngâm qua đêm.
Nấu mềm đậu xanh trên lửa nhỏ cùng 300ml nước cốt dừa đến khi nước trong nồi gần cạn.
Sau đó bạn cho đậu xanh vào máy xanh sinh tố, xay nhuyễn mịn cùng 1 muỗng cà phê muối, 200g đường.
Mách nhỏ: Trong lúc nấu đậu xanh, bạn nhớ khuấy để đậu xanh không bị cháy nhé! -
Ướp thịt
Rửa sạch 1kg thịt ba rọi, sau đó ướp cùng 2 muỗng canh đường, 2 muỗng canh hành lá, 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh muối.
Ướp thịt khoảng 30 phút sau đó đem đi phơi nắng từ 30 phút - 1 tiếng cho thịt có độ trong.
-
Gói bánh
Chia đậu xanh ra làm 6 phần bằng nhau.
Dàn đều nhân đậu xanh, sau đó cho vào 1 miếng thịt ba chỉ, 6 miếng trứng muối cắt đôi rồi bọc kín 2 mép bên của nhân đậu xanh lại.
Chồng 3 tấm lá chuối lên nhau, dàn đều 4 phần nếp màu, cho nhân đậu xanh vào giữa rồi cuộn tròn lá chuối lại. Dùng dây cột phần giữa để giữ chặt phần lá.
Dựng đứng bánh lên, cắt phần lá dư, gói 4 mép lại, phủ chéo lên trên 2 miếng lá chuối rồi cột chặt để định hình phần đầu bánh.
Dùng 2 dây dài để cột chặt hết phần bánh, cuối cùng dùng dây nhỏ để cột dọc trên thân để bánh được chặt hơn.
Lưu ý:
- Bạn phải đảm bảo phần nếp bọc kín nhân đậu xanh nhé!
- Bạn cần cuộn chặt tay để gói bánh được đẹp hơn.
-
Hấp bánh
Bắc nồi nước sôi lên bếp, cho bánh vào xửng rồi hấp 1 tiếng.
Sau 1 tiếng, bạn trở đầu bánh ngược lại rồi hấp thêm 3 tiếng nữa là hoàn tất.
-
Thành phẩm
Bánh tét ngũ sắc sau khi hoàn thành khá bắt mắt, phần vỏ bánh mềm dẻo, thơm béo vị nước cốt dừa, nhân bên trong thì có vị bùi bùi của đậu xanh, trứng muối và thịt ba chỉ.
Cách bảo quản bánh tét
- Nếu bảo quản nhiệt độ thường, bạn chỉ nên sử dụng trong vòng 3 ngày.
- Nếu muốn dùng lâu hơn khoảng 1 tuần - 2 tuần, bạn nên cho bánh vào ngăn mát tủ lạnh, khi ăn chỉ cần hấp nóng hoặc chiên lại là có thể dùng được.
Chúc các bạn thực hiện thành công món bánh tét ngũ sắc đẹp mắt cho ngày Tết nhé!
*Tham khảo hình ảnh và công thức từ kênh YouTube: Nathafood
Từ khóa: Bánh tét ngũ sắc,bánh tét ngũ sắc,bánh tét,cách làm bánh tét ngũ sắc,làm bánh tét ngũ sắc,món bánh,bánh tét ngũ sắc,bánh tét,cách làm bánh tét ngũ sắc,làm bánh tét ngũ sắc,món bánh,bánh tét ngũ sắc,bánh tét,cách làm bánh tét ngũ sắc,làm bánh tét ngũ sắc,món bánh,