Hưỡng dẫn nấu ăn
Cách làm bánh mì sữa Nhật Bản chuẩn vị, béo mềm, thơm phức
Chuẩn bị
2 giờ 15 phútChế biến
30 phútĐộ khó
Trung bình
Nguyên liệu làm Bánh mì sữa Nhật Bản
Bột mì đa dụng (bột mì số 11) Sữa tươi không đường Bơ lạt (để mềm ở nhiệt độ phòng) Whipping cream Men nở instant Bột sữa Đường Lòng đỏ trứng gà Muối NướcCách chế biến Bánh mì sữa Nhật Bản
-
Làm Tangzhong
Bắc nồi lên bếp, cho vào 20gr bột mì, 100ml nước rồi khuấy đều trên lửa nhỏ đến khi hỗn hợp đặc sệt, đạt khoảng 65 độ C thì tắt bếp. (bạn sẽ thu được 99gr Tangzhong).
Cho Tangzhong ra chén rồi bọc kín sát bằng màng bọc thực phẩm, để vào ngăn mát tủ lạnh cho nguội.
Tangzhong là gì?
- Bột tangzhong hay còn được gọi là water roux là một phương pháp (Tangzhong Method) được người Nhật phát minh nhằm tăng độ bông xốp và mềm ẩm cho bánh mì.
- Tangzhong sẽ được làm bằng cách pha bột cùng nước (hoặc sữa) với tỉ lệ 1:5 rồi khuấy đều trên lửa nhỏ đến khi hỗn hợp đặc sệt, đạt 65 độ C là được.
-
Trộn bột làm bánh
Cho vào tô 320gr bột mì, 2gr muối, 4gr men instant, 20gr sữa bột, 99gr Tangzhong. Trộn đều cho hỗn hợp hòa quyện.
Lưu ý:- Không cho muối trực tiếp lên men vì sẽ khiến men chết hoặc hoạt động yếu. Bạn nên trộn bột với muối trước rồi mới cho men vào.
- Nếu không sử dụng men khô instant thì bạn phải kích hoạt men với nước hoặc sữa ấm 32 - 38 độ C (không quá 40 độ C), khuấy đều và để yên 5 - 10 phút đến khi men nở tạo thành mảng giống gạch cua. Không được nóng hơn vì sẽ làm chết men hoặc làm yếu hoạt động của men).
Sau đó, bạn cho thêm 100ml sữa tươi không đường, 80ml whipping cream và tiếp tục trộn cho hỗn hợp bột kết dính thành khối.
-
Nhồi và chia bột ủ
Cho bột ra bàn rồi thực hiện thao tác nhồi theo kỹ thuật Folding and Strectching.
Đầu tiên, bạn gấp bột lại, sau đó dùng mu bàn ấn và miết bột ra xa. Lưu ý là ấn và miết bột ra xa chứ không phải ấn xuống. Kế tiếp xoay khối bột một góc 90 độ rồi lặp lại hai bước trên trong 10 phút.
Khi khối bột bắt đầu mịn, bạn cho thêm 30g bơ lạt, sau đó lặp lại động tác nhồi trên thêm 10 phút đến khi bột tạo thành khối đồng nhất, mịn, đàn hồi, không dính tay là đạt.
Cách nhận biết bột đạt yêu cầu:
- Bột dẻo mịn, có độ đàn hồi tốt.
- Bột không dính tay: Khi nhấn vào cảm thấy hơi dính, nhưng khi nhấc ngón tay ra thì bột không dính tay.
- Có thể kéo dãn bột thành màn mỏng mà không bị rách.
- Kiểm tra bột bằng Windowpane. Ngắt một phần bột, kéo dãn bột ra. Nếu bột tạo thành màng mỏng, không dễ bị rách ánh sáng có thể đi xuyên qua là đạt.
Lưu ý:
- Bột làm bánh mì này khá ướt, do đó khi nhồi có thể dùng bột áo nhưng nên dùng ít một. Tránh cho quá nhiều ở giai đoạn đầu vì sẽ làm bột bị khô, bánh nở kém mềm mại và xốp.
- Bạn có thể nhồi bột bằng máy với thời gian tương tự. Đầu tiên, chạy máy ở tốc độ thấp nhất cho đến khi bột hòa quyện thành một khối thì tăng lên tốc độ vừa. Nhồi đến khi khối bột dẻo mịn, có độ đàn hồi.
- Tránh nhồi quá nhiều sẽ làm hỏng sợi Gluten.
Cho bột vào tô, bọc kín lại và ủ khoảng 1 tiếng ở nhiệt độ phòng đến khi bột nở gấp đôi.
Mách nhỏ: Để kiểm tra bột ủ đạt chưa, bạn dùng tay ấn sâu vào khối bột, nếu khối bột vẫn giữ nguyên vết lõm là ủ đạt.Sau 1 tiếng, bạn nhồi sơ bột khoảng 3 phút rồi chia thành 3 phần bằng nhau, vo tròn, bọc kín và ủ thêm 15 phút.
Sau 15 phút, bạn cán mỏng từng phần bột rồi cuộn tròn lại sao cho tạo thành hình trụ ngắn.
Phết bơ vào khuôn, xếp 3 khối bột vào, bọc kín và tiếp tục ủ 30 phút.
-
Nướng bánh
Làm nóng lò nướng trước ở nhiệt độ 180 độ C trong 10 phút.
Khuấy tan 1 lòng đỏ trứng gà cùng 20ml sữa tươi, phết đều lên mặt bánh rồi đem đi nướng ở 175 độ C trong 30 phút.
-
Thành phẩm
Bánh mì sữa thơm nức mũi mùi bơ, từng thớ bánh xé ra cực kỳ dai mềm, ngọt bùi beo béo, đảm bảo bạn sẽ thích mê cho xem!
Mẹo thực hiện thành công
- Sau khi ủ, bột bị co lại và khó tạo hình: do cấu trúc gluten hoạt động trong bột làm cho bột bị co lại. Điều này hoàn toàn binh thường. Tuy nhiên để hạn chế tình trạng này bạn có thể dàn bột ra và để bột nghỉ khoảng 5 phút khi tạo hình bột sẽ bớt co hơn.
- Bánh ủ xong có mùi men quá nồng: giảm bớt lượng men hoặc lưu ý thời gian ủ lần 2 không quá dài. Mùi men nồng là do men hoạt động trong bột ở thời gian lâu sinh nhiều khí khiến cho bột bánh nồng mùi men. Vì vậy cần lưu ý thời gian ủ bột chính xác.
- Bánh sau một ngày bị khô, thớ bánh rời rạt: bánh không để lâu được là do bột bánh khô (thiếu nước). Mỗi loại bột mì sẽ có tính hút nước khác nhau vì vậy bạn cần linh hoạt điều chỉnh lượng nước để bánh không bị quá khô sau khi nướng. Ngoài ra nhiệt nướng cũng ảnh hưởng đến thành phẩm. Nếu nướng lâu sẽ khiến bánh mì mất ẩm và làm cho bánh khô nhanh.
- Phần bột chưa nướng bạn bọc kín và để ngăn mát tủ lạnh.
- Bánh khi hoàn thành cho vào túi kín để ngăn mát tủ lạnh và dùng từ 4 - 5 ngày. Khi ăn xịt ẩm vỏ bánh rồi nướng ở 170 độ C trong 5 -8 phút để bánh mềm và ngon hơn.
Vậy là mẻ bánh mì sữa chuẩn vị Nhật Bản đã hoàn thành rồi đấy! Không quá khó để thực hiện nếu bạn chịu khó tìm hiểu, đọc kỹ công thức cũng như cách thực hiện mà HAY ĂN đã gửi cho bạn thân yêu. Hãy trổ tài làm ngay nhé! Chúc bạn thành công và sẽ có mẻ bánh mì sữa Nhật Bản thật ngon!
*Nguồn tham khảo công thức và hình ảnh được chia sẻ từ Facebook: Ari Huyền Daisy.
Từ khóa: Bánh mì sữa Nhật Bản,cách làm bánh mì sữa,bánh mì sữa Nhật Bản,cách làm bánh mì sữa Nhật Bản,làm bánh mì sữa,món bánh,cách làm bánh mì sữa,bánh mì sữa Nhật Bản,cách làm bánh mì sữa Nhật Bản,làm bánh mì sữa,món bánh,cách làm bánh mì sữa,bánh mì sữa Nhật Bản,cách làm bánh mì sữa Nhật Bản,làm bánh mì sữa,món bánh,