Hưỡng dẫn nấu ăn
Bánh mì cay Hải Phòng là món ăn cực kỳ quen thuộc và được ưa chuộng bởi rất nhiều người. Cùng HAY ĂN bắt tay làm tại nhà món ăn ngon này nhé!
15 phút Chế biến
3 giờ Dành cho
5 - 6 người
Bánh mì que cay Hải Phòng nổi tiếng bởi độ dai, giòn hòa quyện cùng pate cay nồng thì không thể cưỡng được con tim của bao người “sành ăn”. Với tình hình dịch bệnh phức tạp, bạn không thể ra ngoài để thưởng thức thì đừng bỏ qua bài viết này, HAY ĂN sẽ hướng dẫn cách làm tại nha chuẩn ngon đơn giản nhé!
1
Nguyên liệu làm bánh mì que Hải Phòng
- 200ml nước ấm khoảng tầm 40 độ C
- 12g men nở, 500gr bột bánh mì (bột số 13)
- Pate
- 10gr dầu ăn, 15gr giấm, tương ớt
- 5gr muối, 18gr đường
- Dụng cụ: Lò nướng, tô và phới trộn
2
Cách làm bánh mì que Hải Phòng
Bước 1
Kích thích nở men
Chuẩn bị một cốc nước ấm khoảng tầm 200ml, bỏ vào cốc nước 18gr đường, sau đó cho vào 12gr men nở và khuấy đều hỗn hợp lại với nhau, bạn chú ý để yên trong vòng 15 phút cho men hoạt động.
Lưu ý: Sau thời gian kích thích nở men, nếu men nở thành mảng như gạch cua là đạt.
Bước 2
Làm bột bánh
Cho vào tô 500gr bột bánh mì, 5gr muối, 10gr dầu ăn sau đó cho hỗn hợp men lúc nãy. Đổ vào thêm 130ml nước, 15gr dấm rồi trộn đều vào nhau.
Bước 3
Nhồi bột
Bạn có thể nhồi bột bằng máy, để tốc độ chậm trong vòng 5 phút, chuyển sang tốc độ nhanh trong vòng 10 phút. Như vậy cả tốc độ nhanh và chậm đều mất 15 phút để nhồi, tạo thành một khối mềm, dai và sờ vào không dính tay.
Mẹo hay
Trường hợp bạn không có máy, nhồi bằng tay theo cách này nhé: Bạn gấp đôi bột lại rồi dùng mu bàn tay miết bột ra xa (ấn và miết bột ra xa chứ không phải ấn miết xuống nhé). Sau đó bạn xoay khối bột một góc 90 độ rồi tiếp tục thao tác như trên, bạn nhồi suốt như vậy trong vòng 20-25 phút nhé.
Bột đạt yêu cầu là khi dẻo, có độ đàn hồi tốt, sờ vào không dính tay, kéo bột ra mỏng và không bị rách thì đạt chuẩn nhé!
Bước 4
Ủ bột
Thoa một lớp dầu ăn mỏng vào tô, sau đó cho phần bột đạt chuẩn vào. Lấy một ít dầu ăn thoa nhẹ vào lòng bàn tay và xoa đều khắp bột. Dùng màng bọc thực phẩm phủ lên phía trên bề mặt tô, trường hợp bạn không có màng bọc thực phẩm thì có thể dùng một chiếc khăn ấm có kích cỡ phù hợp nhé!
Ủ bột và để cho bột nở gấp đôi trong vòng 1 tiếng.
Bột đạt chuẩn là khi
bạn dùng tay ấn sâu vào khối bột, nếu khối bột vẫn giữ nguyên vết lõm là được.
Bước 5
Tạo hình bánh
Để bột nở trong vòng 1 tiếng xong, bạn lấy dầu ăn thoa nhẹ vào 2 lòng bàn tay để tránh trường hợp bánh bị nát. Nhồi sơ lại phần bột cho đều, sau đó dùng dao chia bột ra.
Đầu tiên là chia đôi phần bột ra thành 2 phần đều nhau, mỗi phần sẽ chia đều thành 8 phần nhỏ rồi vo tròn lại. Dao động mỗi phần nhỏ từ 50-55g, chia đều bạn dùng màng bọc thực phẩm hoặc khăn ấm bọc lại để bột không bị khô.
Tương tự những phần nhỏ được vo tròn, bạn lấy ra để lăn dài và mỗi phần bột có độ dài từ 20-25cm. Sau khi đã làm xong, tiếp tục ủ kín tầm 30 phút để bột nở lên gấp đôi rồi sau đó đem đi nướng.
Bước 6
Nướng bánh mì que
Trong lúc đợi bột nở, bạn bật lò nướng và cho một ít nước vào khay trống dưới tầng cuối cùng của lò. Cho lò nóng trước ở nhiệt độ 230 độ và trong vòng 10 phút.
Về phần bột sau khi đã nở lên gấp đôi, dùng một tấm giấy nến lót phía dưới khay, sau đó bạn xịt vào một lớp nước mỏng ở bề mặt phía trên của bánh và bỏ vào lò nướng luôn. Bạn chú ý đừng để khay quá cao hoặc quá thấp sẽ làm mất cân bằng nhiệt độ của bánh, sẽ để vào phần giữa để bánh có nhiệt độ cân bằng nhé!
Nướng bánh được tầm 2 phút thì bạn xịt vào một lớp nước trên bề mặt bánh, cứ thế 4 phút rồi tiếp tục xịt một lớp nước lên bề mặt bánh.
Bạn quan sát tầm 11 phút thì dùng găng tay, lấy phần khay nước ở phía dưới cùng ra ngoài. Lúc này bạn quan sát thấy phía trên mặt bánh bắt đầu vàng thì dùng kẹp để lật lại cho bánh có màu vàng đều nhé bạn!
Sau khi nướng khoảng tầm 22 phút thì bạn tắt lò, cho phần bánh mì ra ngoài và tiếp tục với các mẻ bánh tiếp theo. Trải một lớp khăn ở phía dưới và bỏ bánh mì vào phủ lại để giữ ấm nhé!
Lưu ý: khi nướng chỉ nướng 1 mẻ bánh, không nên kết hợp lại vì như thế bánh sẽ không đạt chất lượng tốt và chuẩn.
Bước 7
Thành phẩm
Bánh mì lúc này phần vỏ bánh bên ngoài giòn rụm, bên trong mềm mịn. Bạn dùng kéo cắt một đường ở bên hông bánh, lấy thìa phủ đầy pate, nếu bạn ăn cay thì cho thêm tương ớt vào nữa thì ra thành phẩm chuẩn rồi đấy nhé!
3
Thưởng thức
Độ giòn, thơm của bánh cộng với pate béo ngậy pha lẫn chút tương ớt cay làm nên một ổ bánh mì đậm đà, khó có thể cưỡng lại được. Còn chần chờ gì mà không thử ngay đi nào!
Cách bảo quản
Sau khi làm ra thành phẩm, bạn có thể bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, khi muốn ăn tiếp chỉ cần bật lò và nướng lên lại ở nhiệt độ 250 độ C (lưu ý quan sát kỹ tránh để bánh bị cháy và khô).
Bánh mì cay ở Hải Phòng bắt đầu xuất hiện vào những năm 1980, ra đời tại một quán nhỏ trong ngõ Khánh Lạp, gần phường Hàng Kênh. Loại bánh này nhanh chóng được ưa chuộng vì dễ ăn, ngon miệng và đặc biệt là có giá thành rất rẻ. Sau một thời gian thì bánh đã được bán phổ biến ở Hải Phòng rồi lan rộng ra nhiều nơi.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm cách làm bánh mì pate thơm ngon cho bữa sáng
Đây là toàn bộ thông tin làm bánh mì que cay Hải Phòng ngon và đơn giản tại nhà được HAY ĂN tổng hợp lại, hy vọng bạn có thể bắt tay ngay vào bếp để làm món ăn ngon chiêu đãi cả nhà trong mùa dịch bệnh này rồi nhé!
Từ khóa: Cách làm bánh mì cay Hải Phòng chuẩn ngon đơn giản tại nhà,cách làm bánh mì que,cách làm bánh mì que hải phòng,làm bánh mì que,hướng dẫn làm bánh mì que,cách làm bánh mì cay,