Hưỡng dẫn nấu ăn
2 Cách làm bánh đa vừng đen (mè đen) giòn ngon đơn giản ngay tại nhà
1. Bánh đa mè đen (công thức được chia sẻ từ người dùng)
Chuẩn bị
30 phútChế biến
20 phútĐộ khó
Dễ
Nguyên liệu làm Bánh đa mè đen (công thức được chia sẻ từ người dùng)
Bột mì Mè đen Nước cốt dừa (½ lon nhỏ) Dầu ăn MuốiCách chế biến Bánh đa mè đen (công thức được chia sẻ từ người dùng)
-
Nhồi bột
Đầu tiên, bạn cho vào tô: 100gr bột mì, 50gr mè đen, 60ml nước cốt dừa , 1/2 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê dầu ăn, 1/4 muỗng cà phê muối.
Sau đó, dùng tay trộn đều cho các nguyên liệu kết dính với nhau, tạo thành khối đồng nhất. Sau khi nhào bột xong thì đậy kín bột và để nghỉ khoảng 20 phút.
Kế đến, chia bột thành các phần bằng nhau theo kích thước mong muốn.
-
Cán bột
Áo đều một lớp bột mì khô lên mặt thớt hoặc mặt bàn để chống dính. Tiếp đến, cho từng viên bột lên trên rồi dùng cây cán thật mỏng.
Mách nhỏ: Để bánh có hình tròn đều hơn, bạn có thể dùng 1 cái tô hoặc 1 cái chén, sau đó ấn mạnh lên mặt bột để cắt bột và bỏ phần rìa bên ngoài nhé. -
Nướng bánh đa
Bắc chảo chống dính lên bếp, sau đó xếp bánh vào chảo và nướng trên lửa nhỏ đến khi bánh khô và hơi cứng lại.
Kế tiếp, bạn cho bánh vào lò và nướng ở 100 - 120 độ C từ 5 - 10 phút đến khi mặt bánh chín vàng, dậy mùi thơm là được.
-
Thành phẩm
Bánh đa mè đen sau khi để nguội sẽ rất giòn, thơm nhẹ mùi hương của nước cốt dừa và mè rang, vừa bùi vừa béo béo, đảm bảo ngon hết chỗ chê!
Những ngày se lạnh mà có món bánh đa mè đen này nhâm nhi là hết sẩy, kết hợp với những món cuốn trộn cũng rất ngon đấy!
2. Bánh đa mè đen
Chuẩn bị
20 phútChế biến
20 phútĐộ khó
Dễ
Nguyên liệu làm Bánh đa mè đen
Bột gạo Bột năng Vừng đen Nước cốt dừa Nước Đường MuốiCách chế biến Bánh đa mè đen
-
Pha bột
Bạn cho 200gr bột gạo, 100gr bột năng, 150ml nước, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê muối và 400ml nước cốt dừa vào tô lớn.
Tiếp đến bạn dùng cây đánh trứng khuấy đều hỗn hợp cho đến khi bột hòa tan hoàn toàn, lưu ý đánh đều tay để tránh bột bị vón lại với nhau. Sau đó đậy nắp lại và cho bột nghỉ 2 tiếng.
-
Trộn vừng với bột
Sau khi để bột nghỉ 2 tiếng, bạn tiếp tục khuấy bột đều tay và cho 50gr vừng đen vào hỗn hợp bột. Tiếp tục khuấy để vừng đen hòa đều với bột.
-
Tráng bánh
Cho chảo lên bếp, điều chỉnh nhiệt độ ở mức nhỏ nhất để tránh việc làm cháy bánh. Khi chảo nóng bạn cho vào chảo một lượng bột vừa đủ tùy theo kích thước bánh mong muốn.
Khi cho bột vào chú ý dùng tay nghiêng chảo để giúp cho bột được tráng đều trên bề mặt. Tiếp theo đó bạn đợi từ 1 - 2 phút cho bánh chín, khi bánh chín thì bột sẽ chuyển từ màu trắng đục qua thành trong suốt là được.
Khi tráng bánh các bạn có thể lật mặt hay không đều được.
-
Làm khô bánh
Sau khi tráng bánh xong bạn đem bánh đi phơi nắng từ 1 - 2 ngày là có thể dùng được, thỉnh thoảng lật bánh trong lúc phơi nhé!
Mách nhỏ: Nếu không có nắng để làm khô bánh, bạn có thể dùng lò nướng hoặc máy sấy, sấy với nhiệt độ là 55 độ C trong 4 tiếng đầu. Sau đó tăng lên 65 độ C và sấy tiếp trong 2 tiếng nữa, nếu bánh khô và cong thì đã hoàn thành. -
Thành phẩm
Bánh sau khi phơi khô, bạn có thể nướng lại với lò nướng trong 7 phút ở nhiệt độ 180 độ C. Bạn cũng có thể nướng bánh bằng nồi chiên không dầu với nhiệt độ và thời gian tương tự nhé!
Bánh sau khi nướng xong sẽ có màu vàng nhẹ đẹp mắt, mùi thơm bùi của vừng và vị béo của nước cốt dừa hòa quyện trong từng miếng bánh, khi ăn cảm nhận được độ giòn tan hấp dẫn.
Cách chọn mua mè đen thơm ngon
- Nên chọn mua những hạt vừng không quá đen, sạch sẽ, không có bụi đất bám xung quanh.
- Vừng đen chất lượng sẽ có mùi thơm đặc trưng cả khi chưa rang. Nếu những hạt vừng có mùi ngai ngái của đất là hạt vừng chưa được đãi sạch.
- Ngoài ra, bạn có thể mua vừng đen đã được đóng gói trong bao bì, còn nguyên vẹn tại các siêu thị hoặc cửa hàng uy tín như Bách hóa XANH để đảm bảo an toàn và chất lượng khi sử dụng.
Cách bảo quản bánh đa được lâu
Với bánh đa sống (bánh đa vừa phơi)
- Để bảo quản được lâu bạn nên chia bánh thành từng túi nhỏ, bọc kỹ để bảo quản
- Bảo quản bánh trong ngăn mát tủ lạnh là lựa chọn hợp lý nhất, hoặc bạn có thể chọn những nơi khô ráo trên cao hạn chế nơi ẩm ướt.
- Nếu được bảo quản trong điều kiện khô thoáng, mát mẻ thì bánh đa có thể được kéo dài thời hạn sử dụng từ 2 - 3 tháng.
Với bánh đa chín (bánh đa đã nướng)
- Bảo quản trong bọc kín, hạn chế việc để bánh tiếp xúc với không khí.
- Để bánh ở nơi khô ráo, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp.
Hy vọng với các bước hướng dẫn chi tiết 2 cách làm bánh đa vừng đen như trên bạn có thể dễ dàng thực hiện được ngay tại nhà để chiêu đãi gia đình và người thân nhé!
Từ khóa: Bánh đa vừng đen thơm ngon,cách làm bánh đa vừng đen,cách làm bánh đa vừng,cách làm bánh đa mè,bánh đa vừng,bánh đa mè,cách làm bánh đa vừng đen,cách làm bánh đa vừng,cách làm bánh đa mè,bánh đa vừng,bánh đa mè,cách làm bánh đa vừng đen,cách làm bánh đa vừng,cách làm bánh đa mè,bánh đa vừng,bánh đa mè,