Hay ăn

Hưỡng dẫn nấu ăn

Cách bảo quản sữa ong chúa

Cách bảo quản sữa ong chúa nguyên chất và dạng viên an toàn và hiệu quả

Sữa ong chúa có màu trắng ngà và chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Vì vậy, nếu bảo quản không đúng cách sẽ làm sữa mau bị hư. Cùng chuyên mục Mẹo vào bếp của HAY ĂN tìm hiểu cách bảo quản sữa ong chúa nguyên chất và dạng viên nhé!

1 Cách bảo quản sữa ong chúa nguyên chất

Bạn nên đựng sữa ong chúa tươi (nguyên chất) trong các bằng thuỷ tinh, sứ hoặc nhựa tốt, đậy thật kín nắp hũ, tránh đựng trong các chai bằng kim loại vì sẽ ảnh hưởng đến mùi vị của sữa.

Sữa ong chúa nguyên chất (dạng tươi) sẽ bị hỏng ở nhiệt độ thường nên chỉ dùng tối đa trong vòng 2 - 5 ngày. Nhiệt độ thích hợp để bảo quản sữa ong chúa nguyên chất là từ 0 - 5 độ C, do đó bạn nên cất sữa ong chúa trong ngăn mát tủ lạnh và dùng trong vòng 6 tháng nhé.

Ngoài ra, bạn có thể chia sữa ong chúa thành từng phần nhỏ rồi để trên ngăn đông tủ lạnh, mỗi lần dùng bạn chỉ cần lấy 1 lượng vừa đủ. Sữa ong chúa đông đá sẽ để được đến 2 năm.

Nếu trong quá trình bảo quản bằng tủ lạnh mà nhà bị cúp điện, bạn nên mua đá về để ướp sữa ong chúa, hạn chế mở cửa tủ lạnh nhiều lần, để tránh nhiệt độ của sữa bị chênh lệch quá nhiều làm sữa dễ mất chất và nhanh hư.

Cách bảo quản sữa ong chúa nguyên chất

2 Cách bảo quản sữa ong chúa tươi sau khi khai thác

Ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm là các yếu tố ảnh hưởng chính đến chất lượng của sữa ong chúa. Nếu sau khi khai thác, bạn để sữa ong chúa tiếp xúc trực tiếp với không khí và ánh nắng thì chỉ khoảng 30 phút sau, màu của sữa chuyển sang vàng đậm.

Sau khi khai thác, bạn cần cho ngay sữa ong chúa vào hũ thuỷ tinh hoặc chai sứ, đậy kín nắp hoặc bịt kín bằng nylon và đặt trong tủ lạnh.

Cách bảo quản sữa ong chúa tươi sau khi khai thác

3 Cách bảo quản sữa ong chúa khi vận chuyển

Trong quá trình vận chuyển, bạn nên đựng sữa ong chúa trong thùng xốp có chứa đá lạnh để giữ được hàm lượng dinh dưỡng vốn có. Để hạn chế việc nước đá chảy ra làm ảnh hưởng đến sữa ong chúa, bạn nên đậy thật chặt miệng lọ và bọc 1 lớp nylon nữa nhé.

Cách bảo quản sữa ong chúa khi vận chuyển

4 Cách bảo quản sữa ong chúa dạng viên nang

Để thuận tiện cho các khách hàng dùng sữa ong chúa, nhà sản xuất đã cho ra đời các loại sữa ong chúa dưới dạng viên nang.

Với các viên nang, việc bảo quản trở nên dễ dàng hơn nhiều. Bạn chỉ cần đựng sữa ong chúa dạng viên nang trong lọ kín và để trong nhiệt độ phòng là được. Đồng thời, bạn nên để nơi mát mẻ, tránh nơi có nhiệt độ quá cao, độ ẩm lớn và nắng trực tiếp chiếu vào nhé.

Cách bảo quản sữa ong chúa dạng viên nang

5 Cách bảo quản sữa ong chúa khi không có tủ lạnh

Trong trường hợp bạn không có sẵn tủ lạnh, bạn cần chuẩn bị một thùng xốp, rải 1 lớp đá lạnh rồi cho các hũ sữa ong chúa đã được đậy kín vào, trên cùng bạn cho thêm 1 lớp đá nữa. Tuỳ thuộc vào sức chứa của thùng xốp và lượng đá viên, cứ khoảng 8 - 12 tiếng, bạn kiểm tra thùng để cho nước ra và thêm đá vào nhé.

Cách bảo quản sữa ong chúa khi không có tủ lạnh

6 Thời hạn sử dụng của sữa ong chúa

Thật ra, khó có thể xác định chính xác thời hạn sử dụng của sữa ong chúa tươi. Thông thường, nếu để ở ngăn mát tủ lạnh, hạn sử dụng của sữa ong chúa tươi sẽ tầm 6 tháng, còn ngăn mát là 1 - 2 năm. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng sữa ong chúa càng sớm càng tốt để tiêu thụ lượng chất dinh dưỡng nhiều nhất nhé.

Đối với hạn sử dụng của sữa ong chúa dạng viên, bạn cần kiểm tra bao bì sản phẩm để xem hạn dùng. Đồng thời, nên bảo quản các hũ sữa ong chúa viên ở nơi khô thoáng, sạch sẽ.

Thời hạn sử dụng của sữa ong chúa

7 Dấu Hiệu Nhận Biết Sữa Ong Chúa Bị Hỏng

Sử dụng mắt thường để nhận biết

Màu sắc của sữa ong chúa tươi là màu trắng hơi ngả vàng, đều màu sáng mịn và óng ánh. Nếu sữa ong chúa tươi có màu vàng đậm, màu sắc không đều, loang lổ, lợn cợn, bạn đừng tiếc mà hãy vứt bỏ ngay nhé, vì sữa ong chúa lúc đấy có thể đã bị hư hỏng rồi.

Sử dụng mắt thường để nhận biết

Kiểm tra mùi vị của sữa ong chúa

Sữa ong chúa thật có vị hơi lợ, chua nhẹ, tan trong miệng khi ăn vào. Còn sữa ong chúa tươi có vị chua gắt, khá đắng.

Kiểm tra mùi vị của sữa ong chúa

Pha trộn cùng với mật ong

Trong 1 ly thuỷ tinh trong suốt, bạn khuấy đều 1 ít sữa ong chúa và 1 ít mật ong. Nếu sữa ong chúa tan ra hết, hoà quyện cùng mật ong và không có sự phân lớp, chứng tỏ sữa ong chúa còn tốt. Nếu ngược lại, sữa ong chúa đó đã bị hư hỏng rồi, bạn không nên dùng nữa nhé.

Pha trộn cùng với mật ong

Pha với nước

Cho nước vào khoảng 1 nửa ly thuỷ tinh trong suốt, cho thêm 1 ít sữa ong chúa vào, khuấy đều. Nếu thấy màu hỗn hợp có màu đục, đồng nhất tức là sữa ong chúa vẫn còn ngon. Nếu hỗn hợp xuất hiện cặn lắng khi ngừng khuấy, chứng tỏ sữa ong chúa đã bị hư.

Pha với nước

Hy vọng với những gợi ý về cách bảo quản sữa ong chúa nguyên chất và dạng viên trên đây sẽ giúp bạn có nhiều mẹo hữu ích để giữ sữa ong chúa an toàn, hiệu quả nhé!

Từ khóa: Cách bảo quản sữa ong chúa,cách bảo quản sữa ong chúa nguyên chất,cách bảo quản sữa ong chúa không có tủ lạnh,cách bảo quản sữa ong chúa tươi,bảo quản sữa ong chúa nguyên chất,bảo quản sữa ong chúa viên,cách bảo quản sữa ong chúa nguyên chất,cách bảo quản sữa ong chúa không có tủ lạnh,cách bảo quản sữa ong chúa tươi,bảo quản sữa ong chúa nguyên chất,bảo quản sữa ong chúa viên,cách bảo quản sữa ong chúa nguyên chất,cách bảo quản sữa ong chúa không có tủ lạnh,cách bảo quản sữa ong chúa tươi,bảo quản sữa ong chúa nguyên chất,bảo quản sữa ong chúa viên,