Hay ăn

Hưỡng dẫn nấu ăn

Nghẹt mũi khi ngủ không hiếm gặp cũng không quá nguy hiểm, nhưng sẽ khiến người bệnh thấy rất khó chịu. Cùng tìm hiểu cách giảm nghẹt mũi khi ngủ hiệu quả nhé!

Nghẹt mũi khi ngủ là tình trạng thường gặp ở nhiều người, dù không quá nguy hiểm nhưng chúng ảnh hưởng rất nhiều đến người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày. Cùng HAY ĂN khám phá những cách giảm nghẹt mũi khi ngủ đơn giản, hiệu quả nhé!

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1 Nguyên nhân bị nghẹt mũi khi ngủ

Nghẹt mũi có thể do viêm mạch máu gây nênNghẹt mũi có thể do viêm mạch máu gây nên

Trên thực tế, nghẹt mũi khi ngủ chủ yếu do sự ứ tắc và viêm của mạch máu có trong mũi cùng với sự tích tụ chất nhầy ở đường mũi. Bên cạnh đó, tư thế ngủ không hợp lý cũng có thể là nguyên nhân khiến tình trạng nghẹt mũi trở nên nghiêm trọng hơn.

Thông thường cơn nghẹt mũi sẽ đỡ dần từ 1 - 2 tiếng sau khi bạn thức dậy, vì lúc này chất nhầy từ mũi có thể xuống họng hoặc ra ngoài.

2 Cách giảm nghẹt mũi khi ngủ tại nhà không dùng thuốc

Dùng liệu pháp massage

Massage có thể làm giảm nghẹt mũiMassage có thể làm giảm nghẹt mũi

Massage được đánh giá là cách giảm nghẹt mũi đơn giản, an toàn và hiệu quả. Bạn có thể chú ý massage các vị trí sau:

  • Điểm giữa hai cung lông mày: Massage ở đây tầm 1 phút có thể giảm áp lực trong xoang trán, từ đó cải thiện tình trạng nghẹt mũi hiệu quả.
  • Hai bên cánh mũi: Xoa tròn hai bên cánh mũi từ 1 - 3 phút có tác dụng cải thiện sự thông thoáng của đường hô hấp, giúp dịch mũi ra dễ dàng hơn và giảm nghẹt mũi tốt hơn.
  • Điểm giữa mũi và môi: Massage nhẹ nhàng ở điểm này khoảng 2 - 3 phút giúp làm giảm sưng mao mạch mũi hiệu quả và đẩy lùi nghẹt mũi nhanh hơn.

Dùng nước muối sinh lý

Dùng nước muối sinh lý rửa mũi cũng có thể giảm thiểu nghẹt mũiDùng nước muối sinh lý rửa mũi cũng có thể giảm thiểu nghẹt mũi

Dùng nước muối sinh lý để rửa mũi sẽ giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi hiệu quả. Bởi nước muối sinh lý có tác dụng cân bằng độ ẩm trong xoang mũi, đồng thời làm loãng dịch nhầy và xoa dịu các mao mạch trong xoang mũi, góp phần giảm sưng.

Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để hạn chế những vấn đề viêm nhiễm ngược do sử dụng không đúng cách nhé.

Tắm nước ấm

Tắm nước ấm có thể giảm tình trạng nghẹt mũiTắm nước ấm có thể giảm tình trạng nghẹt mũi

Một trong những cách giúp nghẹt mũi khỏi nhanh hơn là tắm nước ấm, bạn có thể ngâm mình trong bồn tắm hoặc tắm dưới vòi hoa sen đều được nhé. Hơi nước ấm sẽ giúp dịch nhầy ở mũi loãng hơn, từ đó hạn chế tình trạng viêm tốt hơn.

Dùng phương pháp xông hơi

Xông hơi cải thiện tình trạng nghẹt mũi hiệu quảXông hơi cải thiện tình trạng nghẹt mũi hiệu quả

Xông hơi cũng là biện pháp hữu ích giúp chữa nghẹt mũi cực kỳ tốt. Nên duy trì xông hơi mỗi tuần từ 2 - 3 lần để có được hiệu quả tốt nhất nhé.

Để xông hơi tại nhà, bạn chuẩn bị một chậu nước nhỏ đựng nước nóng, có thể thêm vài giọt tinh dầu để cải thiện hiệu quả khi xông. Sau đó bạn dùng chăn hay khăn to trùm kín cả đầu, lưu ý không để mặt và mũi quá gần mặt nước để tránh phỏng da bạn nhé.

Dùng trà gừng mật ong

Trà gừng mật ong có tác dụng chữa nghẹt mũiTrà gừng mật ong có tác dụng chữa nghẹt mũi

Trà gừng mật ong cũng là một cách chữa nghẹt mũi đơn giản mà hiệu quả, đặc biệt với những người bị cảm lạnh dẫn đến nghẹt mũi.

Tuy nhiên, nếu đang gặp phải các vấn đề về tiêu hóa, bạn nên cân nhắc hơn khi sử dụng gừng vì chúng có thể khiến tình trạng bệnh của bạn xấu hơn đấy.

Bạn có thể pha trà gừng mật ong bằng cách sau đây nhé:

  • Đầu tiên bạn rửa sạch gừng, rồi cạo vỏ, cắt lát mỏng, cho vào ly nước nóng.
  • Kế đó, bạn chờ khoảng 15 phút, khi thấy nước trong ly chuyển màu vàng thì bạn thêm vào 2 muỗng canh mật ong vào, khuấy đều và thưởng thức.

Dùng máy tạo độ ẩm

Dùng máy tạo độ ẩmDùng máy tạo độ ẩm

Máy tạo độ ẩm đặt trong phòng ngủ sẽ giúp bạn làm loãng dịch nhầy, làm dịu các mô hay các mạch máu đang bị kích thích một cách hiệu quả, đồng thời giúp tinh thần thư giãn hơn.

Một vài loại tinh dầu thường được sử dụng là oải hương, sả, bạc hà, khuynh diệp,...

Dùng tỏi

Tỏi có tác dụng chữa nghẹt mũiTỏi có tác dụng chữa nghẹt mũi

Tỏi chứa lượng lớn allicin và scordinin trong thành phần, có tác dụng giảm thiểu tình trạng nghẹt mũi và một số bệnh về đường hô hấp thường gặp.

Bạn có thể chế biến các món ăn từ tỏi như tôm hấp tỏi, nướng bơ tỏi, rau xào tỏi,... hoặc kết hợp 2 tép tỏi, giã nát, trộn với 2 muỗng canh mật ong rồi dùng trực tiếp, vừa có giá trị dinh dưỡng cao lại vừa có thể giảm nghẹt mũi hiệu quả.

3 Một số lưu ý giúp giảm nghẹt mũi khi ngủ

Kê cao gối hay hạn chế ăn khuya cũng giúp tình trạng nghẹt mũi mau khỏi hơnKê cao gối hay hạn chế ăn khuya cũng giúp tình trạng nghẹt mũi mau khỏi hơn

Sau đây là vài lưu ý giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi khi ngủ:

  • Kê cao gối và hạn chế ăn khuya.
  • Sử dụng quần áo ngủ thoải mái.
  • Chủ động tránh xa khói thuốc lá.
  • Vận động thể thao vừa sức.
  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, thông báo ngay cho bác sĩ của bạn khi gặp các tác dụng phụ trong quá trình sử dụng.

Bài viết chia sẻ những cách giúp bạn cải thiện tình trạng nghẹt mũi khi ngủ một cách hiệu quả. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn và giúp cải thiện tình trạng bệnh.

Nguồn: Medlatec.vn

Có thể bạn quan tâm:

Chọn mua trái cây chất lượng tại HAY ĂN để thưởng thức nhé:

HAY ĂN

Từ khóa: bị nghẹt mũi khi ngủ,nghẹt mũi khi ngủ,nghẹt mũi khi ngủ nên làm gì,bị nghẹt mũi khi ngủ nên làm gì,giảm nghẹt mũi khi ngủ,cách giảm nghẹt mũi khi ngủ,