Hay ăn

Hưỡng dẫn nấu ăn

Vấn nạn bắt cóc trẻ em ngày càng diễn ra phổ biến tại nhiều quốc gia. Cùng HAY ĂN tìm hiểu về những mánh khóe mà kẻ bắt cóc hay thực hiện để bảo vệ trẻ tốt hơn nhé.

Ngày nay kẻ xấu dùng rất nhiều cách khác nhau để tiếp cận và bắt cóc trẻ em. Bên cạnh việc hiểu thật rõ những mánh khóe mà chúng thực hiện để bắt cóc, bạn nên trang bị cho con những kĩ năng cần thiết để phòng tránh bị kẻ xấu bắt cóc. Cùng HAY ĂN tìm hiểu về những mánh khóe mà kẻ bắt cóc hay thực hiện để bảo vệ trẻ tốt hơn nhé!

1 Những mánh khóe mà kẻ bắt cóc hay thực hiện

Bắt chuyện vu vơ với trẻ

Bắt chuyện vu vơ với trẻBắt chuyện vu vơ với trẻ

Những kẻ xấu sẽ tiếp cận trẻ và liên tục hỏi những câu hỏi không liên quan để đánh lạc hướng con, làm cho trẻ mất cảnh giác. Đây là một trong những cách tiếp cận và bắt cóc trẻ em phổ biến nhất.

Nếu thấy các bạn nhỏ đang gặp trường hợp tương tự, hãy nhanh chóng phát hiện ra và giúp trẻ nếu không có người thân của bé ở bên cạnh. Bởi vì không có người lớn nào đề nghị sự giúp đỡ từ một em bé nhỏ hơn mình cả.

Cho trẻ những món đồ hấp dẫn

Trẻ con khá tin tưởng những người lớn và cũng rất thích những món quà như bánh kẹo, dù là của người lạ cho. Bạn phải dần tập cho con thói quen tuyệt đối không nhận quà từ người lạ và nếu có ai nói với con:“ Đi theo chú, chú sẽ cho con thật nhiều kẹo” thì không được nghe theo vì đó là dấu hiệu của việc bắt cóc.

Cho trẻ đi nhờ xe

Cho trẻ đi nhờ xeCho trẻ đi nhờ xe

Khi trẻ con đang đi trên đường, có rất nhiều kẻ xấu khi thấy “con mồi” liền tìm lý do để tiếp cận trẻ bằng cách cho trẻ đi nhờ xe. Với những lời mời như : “Lên xe chú thử không, xe vừa mát vừa xịn nè, lên rồi chú đưa con về nhé”, các bé nhẹ dạ sẽ tin ngay. Bố mẹ cần dặn con kĩ rằng không nên lên xe với người lạ khi chưa được cho phép.

Cô chú là bạn của bố mẹ cháu

Một trong những cách tiếp cảnh trẻ tinh vi nhất là giả làm bạn của bố mẹ trẻ. Các đối tượng này thường chọn cổng trường là nơi hành động, viện lý do là bố mẹ bận và nhờ cô đến đón giúp kèm theo những món quà hay lời dụ dỗ ngon ngọt.

Bên cạnh đó, đối tượng còn tìm hiểu kĩ về tên, tuổi, địa chỉ, việc làm của bố mẹ để tạo niềm tin, điều này chứng tỏ các đối tượng xấu đã rất thuần thục và chuẩn bị kĩ lưỡng cho lần bắt cóc này.

Giả cảnh sát để yêu cầu trẻ đi theo

Giả cảnh sát để yêu cầu trẻ đi theoGiả cảnh sát để yêu cầu trẻ đi theo

Bọn bắt cóc còn giả danh cảnh sát để yêu cầu trẻ em đi theo. Thường thì các đối tượng này sẽ dùng các cách để thao túng tâm lý trẻ, khiến trẻ nghĩ rằng mình đã làm gì đó sai và nghe theo yêu cầu của chúng. Cách giải quyết nhanh nhất là yêu cầu xem thẻ công an, nếu tên bắt cóc không có thì họ sẽ nhanh chóng để lộ sự lo lắng và lúng túng.

Dùng đứa trẻ khác làm "mồi"

Có một số tên tội phạm bắt cóc đã sử dụng đứa trẻ khác là bạn của nạn nhân chúng hướng đến như mồi để thu thập thông tin về họ để tiếp cận mục tiêu dễ dàng hơn. Nếu bạn thấy một đứa trẻ lạ đang chơi với đứa trẻ mà con bạn khá thân quen ở nơi công cộng, hãy tiếp cận họ một cách thận trọng để tìm hiểu liệu họ có quen biết nhau, gặp gỡ khi nào và có kế hoạch gì cho buổi chơi. Điều này giúp bảo vệ trẻ em khỏi các tình huống nguy hiểm tiềm tàng.

Lôi kéo đứa trẻ như lôi kéo con mình

Lôi kéo đứa trẻ như lôi kéo con mìnhLôi kéo đứa trẻ như lôi kéo con mình

Những lúc trẻ con không nghe theo, có thể ứng xử ương ngạnh hoặc khóc lóc, tạo cơ hội cho những kẻ xấu lợi dụng. Những tên bắt cóc thường nắm bắt tình huống này để dễ dàng lôi kéo trẻ đi, giả vờ như đang làm cha mẹ dạy con.

Tuy nhiên, việc trẻ phản kháng mạnh mẽ có thể là tín hiệu cho những người lớn xung quanh thấy sự không bình thường và nghi ngờ về hành động của chúng.

2 Những kỹ năng cần dạy trẻ phòng tránh bắt cóc

Những kỹ năng cần dạy trẻ phòng tránh bắt cócNhững kỹ năng cần dạy trẻ phòng tránh bắt cóc

Dưới đây là những kỹ năng cần thiết mà bố mẹ nên trang bị cho con mình để phòng tránh bắt cóc:

  • Dạy trẻ không tiết lộ tên: Trẻ cần phải hiểu rằng không nên tiết lộ thông tin cá nhân như tên, tuổi cho những người lạ vì điều đó rất nguy hiểm. Gia đình có thể thay thế bằng việc viết tên của cha mẹ trên các vật dụng cá nhân của trẻ để tránh lợi dụng.
  • Tránh các xe đang đến gần theo hướng ngược lại: Trẻ cần được hướng dẫn cách tránh tiếp xúc với những người lạ đến gần xe. Nếu có ai đó tiếp cận, trẻ cần biết cách đối đáp và bỏ trốn để đối tượng xấu không nghi ngờ và tìm cách kêu cứu.
  • Nghĩ ra mật khẩu riêng của gia đình: Một biện pháp khác là học cách sử dụng mật khẩu gia đình. Khi nhận được lời mời từ người lạ, trẻ cần phải yêu cầu họ cung cấp tên và mật khẩu gia đình. Điều này giúp trẻ xác minh xem người đó có phải thành viên trong gia đình hay người quen thật sự của bố mẹ hay không.
  • Cài đặt ứng dụng định vị để theo dõi bé: Ứng dụng định vị cũng là một cách hữu ích để bảo vệ trẻ. Bằng cách theo dõi vị trí của trẻ qua GPS, bố mẹ có thể nắm rõ hành trình của họ và phát hiện các biểu hiện không bình thường.
  • Đeo đồng hồ có nút khẩn cấp: Việc trang bị cho trẻ một chiếc đồng hồ có nút khẩn cấp cũng là điều cần thiết. Đồng hồ với thiết kế này có thể gửi tín hiệu cảnh báo đến bố mẹ hoặc cơ quan chức năng khi trẻ cảm thấy nguy hiểm.

Trên đây là những thông tin về các cách bảo vệ trẻ em tốt hơn khi biết những mánh khóe mà kẻ bắt bóc hay thực hiện. HAY ĂN hy vọng bài viết sẽ giúp bạn chú ý và tìm ra những phương pháo để bảo vệ con tốt hơn nhé.

Nguồn: Báo Phụ nữ Việt Nam

Có thể bạn quan tâm:

Chọn mua các loại sữa pha sẵn cho bé chất lượng có bán tại HAY ĂN nhé:

HAY ĂN

Từ khóa: ,