Hay ăn

Hưỡng dẫn nấu ăn

Bảo quản thức ăn đã nấu chín thế nào cho đúng?

Thức ăn sau khi nấu chín nhưng ăn không hết phải bảo quản như thế nào là đúng để ngày mai còn tiếp tục sử dụng lại. Hãy theo dõi bài viết sau của HAY ĂN để tìm câu trả lời nhé!

Chắc hẳn rất nhiều lần bạn không ăn hết thức ăn, cần bảo quản cho thật sạch sẽ để đảm bảo an toàn, ngày mai tiếp tục sử dụng. Thông thường, thức ăn sau khi nấu chín chỉ để được khoảng hơn 2 giờ là dễ hư hỏng rồi. Để thức ăn được nấu chín bảo quản đúng cách, hãy theo dõi bài viết sau, HAY ĂN sẽ hướng dẫn cho bạn.

1 Thức ăn đã nấu chín để ở ngoài được bao lâu?

Thức ăn đã nấu chín để ở ngoài được trong 2 giờThức ăn đã nấu chín để ở ngoài được trong 2 giờ

Theo cục An toàn thực phẩm, thức ăn đã nấu chín chỉ an toàn trong vòng 2 giờ kể từ khi nấu và ở nhiệt độ 4-60 độ C rất dễ bị hư hỏng. Dù thức ăn đã được nấu chín, nhưng nếu bạn không bảo quản đúng cách thì vi khuẩn vẫn sinh sôi, phát triển và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta rất nhiều.

Ngay cả với những thực phẩm đã được tiệt trùng và đóng hộp kín, nếu bạn mở hộp ra thì trong không khí có vi khuẩn, nấm mốc cũng dễ dàng xâm nhập và phát triển, không tốt cho sức khỏe của người sử dụng.

Tham khảo thêmCách bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh luôn tươi ngon, an toàn

2 Bí kíp bảo quản thức ăn đã nấu chín an toàn

Không phải ai cũng biết cách bảo quản thức ăn cho an toàn trong tủ lạnh. Hãy áp dụng những cách bảo quản dưới đây, đảm bảo an toàn cho sức khỏe các thành viên trong gia đình.

Phân loại thức ăn

Phân loại thức ănPhân loại thức ăn

Không phải bạn cứ xếp tất cả những đồ ăn vào trong là được. Bạn cần phải sắp xếp cho chúng thật khoa học bằng cách phân loại thực phẩm. Bạn phải để riêng thức ăn chín, thức ăn sống, rau, trái cây ra.

Các loại thịt sống và rau xanh bạn nên để ở khay cuối cùng của tủ lạnh. Khay trên cùng của ngăn mát thì thích hợp dùng để bảo quản thức ăn đã nấu chín hơn. Với những thực phẩm có mùi đặc trưng như mít hoặc sầu riêng, bạn nên để riêng vào một hộp rồi để xa xa những thực phẩm chín để tránh bị ám mùi.

Bọc kín thức ăn, đóng gói cẩn thận

Bọc kín thức ăn, đóng gói cẩn thậnBọc kín thức ăn, đóng gói cẩn thận

Với những món ăn đã nấu chín mà bạn muốn bảo quản trong thời gian lâu, tốt nhất là nên bọc lại với tấm màng bọc nilon, túi zip, túi đựng thực phẩm, túi hút chân không đặc biệt hoặc các hộp đựng thực phẩm.

Việc bảo quản thức ăn với những màng bọc, những túi hút chân không hoặc hộp vừa gọn gàng, vừa sạch sẽ lại giúp hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào trong thức ăn của bạn. Mùi của thực phẩm không tỏa ra khắp tủ lạnh, gây mùi khó chịu.

Nên nấu thức ăn ngay lập tức sau khi rã đông

Nên nấu thức ăn ngay lập tức sau khi rã đôngNên nấu thức ăn ngay lập tức sau khi rã đông

Thông thường, các bạn thường xuyên mua thịt, cá về để bảo quản sống trong tủ lạnh rồi khi nào cần mới rã đông để nấu. Tốt nhất bạn nên nấu ngay sau khi rã đông xong để thịt luôn tươi, không nên rã đông quá lâu hoặc rã đông xong bỏ lại tủ lạnh.

Thông thường, mọi người bảo quản thịt bò, thịt gà, , thịt heo ở trên ngăn đá. Cách tốt nhất để bảo quản đồ sống chính là chia nhỏ lượng thực phẩm này với lượng vừa đủ ở mỗi bữa ăn. Khi nấu, bạn chỉ cần rã đông một phần vừa đủ, không cần phải ăn không hết rồi tiếp tục bảo quản trong tủ lạnh.

>> Xem thêm: Mẹo bảo quản rau củ tươi lâu trong tủ lạnh

Để thức ăn nấu chín nguội rồi mới bỏ vào tủ lạnh

Để thức ăn nấu chín nguội rồi mới bỏ vào tủ lạnhĐể thức ăn nấu chín nguội rồi mới bỏ vào tủ lạnh

Rất nhiều người có thói quen cứ bỏ thức ăn vào tủ lạnh bất kể thức ăn còn nóng hay đã nguội. Bạn chỉ nên bỏ thức ăn đã nấu chín vào trong tủ lạnh khi chúng nguội hoàn toàn bạn nhé. Khi thức ăn còn nóng, bạn cho vào tủ lạnh sẽ dễ bị biến chất, thức ăn cũng nhanh hỏng, hương vị cũng thay đổi.

Không chỉ vậy, thức ăn sẽ bốc hơi rồi ngưng động dễ làm cho các vi khuẩn sinh sôi nảy nở, không tốt cho sức khỏe của người ăn phải.

Lưu ý thời gian bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh

Lưu ý thời gian bảo quản thực phẩm trong tủ lạnhLưu ý thời gian bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh

Thời gian để thức ăn nấu chín trong tủ lạnh là bao nhiêu thì nên bỏ sẽ tùy thuộc vào từng loại thực phẩm. Bạn nên thường xuyên kiểm tra tủ lạnh cũng như kiểm tra các loại thực phẩm được bảo quản trong đấy.

Thông thường, rau củ quả sẽ là thứ rất dễ hỏng, do đó, rau xanh bạn chỉ nên bảo quản trong vài tiếng rồi lấy ra ăn. Không nên để quá 12 giờ hoặc để qua đêm bởi vì rau xanh sẽ biến chất, không còn tốt cho sức khỏe của bạn nữa.

Với những thực phẩm được bảo quản trên ngăn đá, bạn cũng không nên để quá lâu. Độ tươi, ngon, chất lượng thực phẩm cũng giảm theo.

>> Xem thêm: Những sai lầm khi bảo quản rau củ quả trong tủ lạnh

Điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh cho hợp lý

Điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh cho hợp lýĐiều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh cho hợp lý

Nhiệt độ trong tủ lạnh quá cao hoặc quá thấp sẽ không tốt cho thực phẩm. Vì vi khuẩn có thể tồn tại ở nhiệt độ khoảng 4 độ C trở lên. Tủ lạnh chỉ có tác dụng ức chế vi khuẩn phát triển chứ không giúp tiêu diệt vi khuẩn. Do đó, bạn cần điều chỉnh nhiệt độ phù hợp để ức chế vi khuẩn.

Muốn bảo quản thức ăn đã được nấu chín, tốt nhất bạn nên chỉnh nhiệt độ tủ trong khoảng 1,7 đến -5 độ C ở ngăn mát và -18 độ C ở ngăn đá.

3 Thời gian trữ thức ăn trong tủ lạnh

 Thời gian trữ thức ăn trong tủ lạnh Thời gian trữ thức ăn trong tủ lạnh

Các loại thịt sống: Bạn nên để chúng vào ngăn đá và bịt thật chặt trước khi để vào. Những loại thịt như heo, bò, gà,... nếu bỏ tủ đông thời gian có thể lên đến 4 tháng hoặc 1 năm. Tuy nhiên nếu đã chế biến thì bạn chỉ nên để từ 1 - 2 ngày, không nên để quá lâu.

Hoa quả, rau củ: Nếu là những trái mọng thì bảo quản được cỡ 3 tháng, còn những hoa, quả khác thì thường không để được lâu vì vậy bạn nên để chúng vào túi hoặc hộp kín hơi.

Hải sản: Tương tự, hải sản bạn cũng nên bao bọc kỹ, để tránh hư và lan mùi. Trong tủ đông, hải sản có vỏ thường bảo quản được 2 - 3 tháng, cá tươi thì cao nhất là 5 tháng, còn nếu đã chế biến thì chỉ nên bảo quản 2 - 3 tháng.

>> Xem thêm: Bí quyết bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh được lâu hơn

Hy vọng những cách bảo quản thức ăn ở trên sẽ hữu ích đối với bạn. Nếu có thức ăn thừa, hãy lưu ý cách bảo quản để đồ ăn an toàn, hợp vệ sinh và không gây hại cho sức khoẻ của chúng ta nhé!

Có thể bạn quan tâm

>> Mẹo bảo quản thực phẩm ngày Tết an toàn cho cả nhà

>> Cách chọn mua và bảo quản thực phẩm đóng hộp

>> Bảo quản thực phẩm trên ngăn đá có nên không?

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Từ khóa: Bảo quản thức ăn đã nấu chín thế nào cho đúng?,bảo quản thức ăn,bảo quản thức ăn đã nấu chín,