Hưỡng dẫn nấu ăn
Một số người khi tập gym gặp phải sai lầm, dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe hơn là mang lại lợi ích. Tìm hiểu 8 sai lầm khi tập gym có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Tập luyện thể dục thể thao, đặc biệt là tập gym, mang lại nhiều lợi ích cho cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, việc tập luyện không đúng cách có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là ảnh hưởng đến hệ tim mạch, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.
1
Tập gắng sức
Thường gặp trong các phòng gym là tình trạng nhiều người tập luyện quá sức, vượt quá giới hạn bản thân. Việc tập luyện quá nhanh và cường độ cao, đặc biệt khi nâng tạ hoặc thực hiện các bài tập khiến nhịp tim tăng đột ngột vượt quá ngưỡng an toàn có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Tập luyện quá sức gây ra các nguy cơ như: Tăng nhịp tim và huyết áp đột ngột, gây áp lực lên tim, dẫn đến hội chứng tập luyện quá sức hoặc các biến cố tim mạch nguy hiểm như đột quỵ do trụy tim, đặc biệt ở những người có tiền sử cao huyết áp.
Ngoài ra, tập gym quá sức còn ảnh hưởng tiêu cực đến:
-
Hiệu quả tập luyện: Thay vì tăng cường sức khỏe, tập luyện quá sức khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức, ảnh hưởng đến hiệu quả tập luyện trong cả buổi tập sau đó.
-
Nguy cơ chấn thương: Việc tập luyện vượt quá giới hạn cơ thể dễ dẫn đến các chấn thương cấp tính như rách cơ, bong gân,...
-
Sức khỏe xương khớp: Hoạt động thể chất quá sức kích thích cơ thể sản sinh hormone cortisol, cản trở sự phát triển của xương, làm tăng nguy cơ loãng xương và các vấn đề về xương khớp.
2
Tập luyện sai tư thế
Tập luyện sai tư thế là một sai lầm phổ biến có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, bao gồm:
-
Giảm hiệu quả tập luyện: Khi tập sai tư thế, các cơ bắp không được kích hoạt đúng cách, dẫn đến việc lãng phí sức lực và hạn chế hiệu quả tập luyện.
-
Tăng nguy cơ chấn thương: Tập luyện sai tư thế gây áp lực lên các khớp và cơ bắp không đúng cách, làm tăng nguy cơ bong gân, rách cơ, thậm chí là gãy xương.
-
Ảnh hưởng đến hệ tim mạch: Tập luyện sai tư thế có thể gây ra áp lực không cần thiết lên tim, buộc tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể. Lâu dài, điều này có thể dẫn đến các vấn đề tim mạch như cao huyết áp, suy tim,...
3
Không dừng lại khi cảm thấy khó chịu
Lắng nghe cơ thể là điều vô cùng quan trọng trong quá trình tập luyện. Bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo về tim mạch khi tập thể dục là một sai lầm nghiêm trọng có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm.
Một số dấu hiệu cảnh báo tim mạch cần chú ý khi tập luyện bao gồm:
-
Đau tức ngực: Đây là dấu hiệu cảnh báo phổ biến nhất của bệnh tim. Cơn đau có thể xuất hiện ở ngực, lan ra vai, cánh tay, cổ họng hoặc hàm dưới.
-
Chóng mặt hoặc choáng váng: Khi tim không bơm đủ máu lên não, bạn có thể cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng.
-
Khó thở: Khó thở đột ngột khi tập luyện có thể là dấu hiệu của suy tim hoặc bệnh tim mạch khác.
-
Đánh trống ngực: Nhịp tim đập nhanh hoặc không đều có thể là dấu hiệu của rối loạn nhịp tim hoặc vấn đề tim mạch khác.
4
Mất nước
Uống đủ nước là điều vô cùng quan trọng, đặc biệt khi tập luyện thể dục thể thao. Việc bù nước đầy đủ sau khi tập luyện không chỉ giúp cải thiện hiệu suất tập luyện mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch.
Dưới đây là một số lý do tại sao bạn nên uống đủ nước khi tập luyện:
-
Giảm căng thẳng cho tim: Khi mất nước, nhịp tim sẽ tăng lên, dẫn đến tình trạng tim phải làm việc nặng nhọc hơn để bơm máu đi khắp cơ thể. Uống đủ nước giúp cơ thể duy trì trạng thái cân bằng điện giải, từ đó giúp tim hoạt động bình thường và hiệu quả hơn.
-
Ngăn ngừa mất cân bằng điện giải: Mất nước có thể dẫn đến mất cân bằng điện giải, bao gồm natri, kali và magiê. Những chất điện giải này đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nhịp tim và huyết áp. Khi mất cân bằng điện giải, tim có thể hoạt động bất thường, dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
-
Giảm nguy cơ tổn thương tim: Mất nước kéo dài có thể làm giảm lượng máu lưu thông, khiến tim phải làm việc vất vả hơn để bơm máu đến các cơ quan và mô. Điều này có thể dẫn đến tổn thương tim, đặc biệt là ở những người đã có sẵn các vấn đề tim mạch.
-
Cải thiện hiệu suất tập luyện: Khi cơ thể đủ nước, cơ bắp sẽ hoạt động hiệu quả hơn, giúp bạn tập luyện với cường độ cao hơn và lâu hơn.
Lượng nước cần bổ sung khi tập thể dục phụ thuộc vào cường độ tập luyện. Dưới đây là khuyến nghị:
-
2-3 tiếng trước khi tập: Uống 500-590ml nước.
-
20-30 phút trước khi tập: Uống 230ml nước.
-
Trong khi tập: Uống 200-290ml nước mỗi 10-20 phút.
-
Sau khi tập: Uống 230ml nước.
5
Bỏ qua bước khởi động
Nhiều người mắc sai lầm khi tập gym là bỏ qua bước khởi động và vội vàng tập luyện ngay. Việc khởi động trước khi tập vô cùng quan trọng vì nó giúp:
-
Giảm nguy cơ chấn thương: Khi cơ thể chưa được làm nóng, các khớp và cơ bắp sẽ kém linh hoạt, dễ dẫn đến chấn thương khi tập luyện với cường độ cao.
-
Thích nghi với cường độ tập luyện: Khởi động giúp tăng dần nhịp tim, lưu lượng máu và nhiệt độ cơ thể, giúp cơ thể thích nghi với cường độ tập luyện cao hơn.
-
Giảm nguy cơ choáng váng, té ngã: Khi chưa khởi động, cơ thể đột ngột vận động với cường độ cao có thể dẫn đến hiện tượng choáng váng, té ngã do não bộ không kịp cung cấp đủ oxy cho cơ bắp.
Ngoài ra, sau khi tập luyện, bạn cũng nên dành thời gian để giãn cơ nhẹ nhàng. Việc giãn cơ giúp:
-
Hạ nhịp tim và thân nhiệt: Giãn cơ giúp cơ bắp thư giãn, giảm nhịp tim và thân nhiệt, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục sau khi tập luyện.
-
Giảm nguy cơ đau nhức cơ bắp: Giãn cơ giúp kéo dài cơ bắp.
6
Không chú ý tới việc phục hồi sau buổi tập
Sau mỗi buổi tập gym, dành thời gian nghỉ ngơi và phục hồi là vô cùng quan trọng để cơ thể sẵn sàng cho buổi tập tiếp theo. Tuy nhiên, nhiều người thường bỏ qua bước quan trọng này.
Việc thiếu hụt thời gian nghỉ ngơi có thể khiến cơ thể không được phục hồi hoàn toàn, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, giảm sút hiệu suất tập luyện và gia tăng nguy cơ chấn thương.
Đặc biệt, đối với tim, khi không được nghỉ ngơi đầy đủ, nhịp tim và huyết áp sẽ khó có thể trở lại mức bình thường một cách nhanh chóng, dẫn đến tăng gánh nặng cho tim. Điều này có thể gây ra căng thẳng cho tim và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
7
Tập cardio quá sức
Cardio mang lại nhiều lợi ích cho cơ bắp, tuy nhiên tập luyện quá sức hoặc kéo dài có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực.
Một số tác hại thường gặp bao gồm mỏi cơ, gia tăng nồng độ cortisol và stress oxy hóa, ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng tim mạch và tiềm ẩn nguy cơ biến cố tim mạch trong và sau khi tập luyện.
8
Không cho huấn luyện viên biết về tiền sử bệnh
Đối với người đang điều trị bệnh lý hoặc có tiền sử mắc bệnh tim mạch, việc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập gym là vô cùng quan trọng. Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định thời điểm thích hợp để tập luyện trở lại và xây dựng kế hoạch tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.
Đồng thời, hãy chia sẻ thông tin về tiền sử bệnh với huấn luyện viên gym để được hướng dẫn bài tập phù hợp, tránh tập luyện quá sức dẫn đến nguy cơ tái phát hoặc khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Tương tự, đối với những người mắc các bệnh lý khác như cơ xương khớp, việc tập gym không đúng cách và cường độ cũng có thể làm tăng nguy cơ chấn thương nặng hơn.
Việc tập gyn đều đặn là một phần quan trọng của lối sống lành mạnh và là một cách hiệu quả để bảo vệ sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, bạn cần biết đến 8 thói quen sai lầm trên để phòng ngừa, tốt cho sức khỏe hơn.
Nguồn: Báo Sức khỏe và Đời sống
Có thể bạn quan tâm: