Hưỡng dẫn nấu ăn
Chế độ ăn uống khoa học rất quan trọng người sau đột quỵ, nhằm giảm nguy cơ tái phát và mau chóng khỏe lại. Tìm hiểu 6 lưu ý trong chế độ ăn uống của người sau đột quỵ nhé!
Những thay đổi tích cực trong chế độ ăn uống của người từng bị đột quỵ trước đó sẽ đem đến những lợi ích giúp ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ tái phát và tăng khả năng hồi phục sức khỏe.
Cùng HAY ĂN tìm hiểu 6 điều lưu ý trong chế độ ăn uống sau đột quỵ giúp ngăn ngừa nguy cơ tái phát nhé!
1
Cắt giảm lượng muối tiêu thụ
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, đối với một người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ dưới 2000mg natri (tương đương dưới 5g muối) hằng ngày. Trong khi đó, người mắc các bệnh về tim mạch sẽ cần điều chỉnh thấp hơn mức này và không vượt quá 2000mg natri.
Nguyên nhân là vì người bệnh nếu tiêu thụ quá nhiều muối natri sẽ khiến cơ thể tích trữ nước, làm tăng nguy cơ bị huyết áp và đột quỵ tái phát cao.
Do đó, người bệnh nên cắt giảm lượng tiêu thụ trong nấu ăn hằng ngày, không tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn và lựa chọn các loại gia vị, thảo mộc không muối để nêm nếm thức ăn.
2
Cắt giảm thực phẩm chế biến sẵn
Các loại thực phẩm chế biến sẵn giàu chất béo không lành mạnh có khả năng làm tăng lượng cholesterol trong cơ thể và tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Do đó, tốt nhất người sau đột quỵ không nên ăn các thực phẩm chế biến sẵn như gà rán, khoai tây chiên, bắp rang, xúc xích, bánh mì trắng,...
3
Nên ăn nhiều thực phẩm chưa qua chế biến
Thuật ngữ whole foods dùng để chỉ những thực phẩm chưa trải qua chế biến hay được chế biến ở một mức độ rất ít có thể. Các loại thực phẩm này thường không chứa chất bảo quản, chất độn, màu thực phẩm, chất béo, muối đường,...
Do đó, những thực phẩm này rất tốt cho sức khỏe người sau đột quỵ, một số thực phẩm có thể kể đến như: trái cây, rau củ, thịt gia cầm, cá (cá hồi, cá thu, cá trích), các loại đậu, các loại hạt, yến mạch, gạo nâu,...
4
Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ là một thành phần có lợi cho sức khỏe người bệnh sau đột quỵ, góp phần giảm cholesterol trong cơ thể cũng như ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh về tim. Đồng thời, chất xơ còn có tác động tích cực đến việc quản lý cân nặng, kiểm soát lượng đường trong máu.
Bạn có thể bổ sung chất xơ hòa tan được tìm thấy trong rau củ, yến mạch, các loại trái cây như táo, cam, quýt, lê, các loại hạt như hạt chia, hạt lanh,...
5
Chú ý chức năng nhai nuốt sau đột quỵ
Người sau đột quỵ có thể vẫn còn gặp phải biến chứng khiến chức năng nhai nuốt bị ảnh hưởng và gặp nhiều khó khăn hơn. Do đó, bạn cần thăm khám bác sĩ để đưa ra giải pháp ngăn nguy cơ bị suy dinh dưỡng sau đột quỵ.
Theo Everyday Health, có khoảng 20% người bệnh sau đột quỵ rơi vào tình trạng bị suy dinh dưỡng do ảnh hưởng của việc nhai nuốt khó khăn và chế độ ăn uống kém khoa học. Do đó, người bệnh nên bổ sung nhiều rau củ, trái cây ít đường, các loại thịt, rau hầm nhừ cho dễ ăn, dễ tiêu hóa.
6
Một số lưu ý khác
Ngoài ra, người sau đột quỵ nên lưu ý một số điều sau liên quan đến việc ăn uống:
- Tìm hiểu cách đọc nhãn thành phần sản phẩm: Chọn sản phẩm chứa ít muối và lành mạnh bằng cách đọc và so sánh nhãn thành phần của các sản phẩm.
- Chú ý việc lựa chọn món ăn nhẹ: Người sau đột quỵ thường có xu hướng chia nhỏ bữa ăn để dễ ăn, những bữa ăn nhẹ không nên bao gồm quá nhiều muối hay đường bổ sung.
- Cần thời gian cho vị giác thích nghi: Khi cắt giảm lượng muối sẽ ảnh hưởng đến vị giác khi ăn, do đó người bệnh nên cố gắng tập làm quen để vị giác có thể điều chỉnh theo chế độ ăn uống hiện tại.
Trên đây là 6 điều cần lưu ý trong chế độ ăn uống đối với người sau đột quỵ giúp giảm nguy cơ tái phát đột quỵ và để cơ thể phục hồi nhanh hơn. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn!
Nguồn: Báo Phụ nữ Việt Nam
Có thể bạn quan tâm: