Hay ăn

Hưỡng dẫn nấu ăn

Gạo lứt là thực phẩm giàu dưỡng chất, tốt cho sức khỏe người sử dụng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý 6 điều cấm kỵ khi ăn gạo lứt cần tránh mắc phải được đề cập trong bài viết sau!

Gạo lứt được biết đến là thực phẩm có dồi dào dinh dưỡng, đem lại nhiều lợi ích dành cho sức khỏe nên nhiều người thường dùng gạo lứt để thưởng thức mỗi ngày. Tuy nhiên, gạo lứt sẽ chỉ tốt nếu bạn ăn đúng cách. Dưới đây là tổng hợp 6 điều cấm kỵ khi ăn gạo lứt mà bạn nên biết để phòng tránh, đảm bảo an toàn sức khỏe nhé!

1 Để gạo lứt hoặc cơm gạo lứt quá lâu

Nhiều người thường có thói quen mua một lần nhiều kí gạo lứt để dùng dần. Tuy nhiên, nếu bảo quản không đúng cách có thể khiến cho lớp dầu tự nhiên của gạo bị hư hại làm suy giảm dinh dưỡng.

Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn cơm gạo lứt để quá lâu và không hâm cơm gạo lứt nhiều lần vì chất dinh dưỡng sẽ bị suy giảm, khó ăn, thậm chí không tốt cho sức khỏe.

Để gạo lứt hoặc cơm gạo lứt quá lâuĐể gạo lứt hoặc cơm gạo lứt quá lâu

2 Nấu và ăn gạo lứt sai cách

Bên ngoài gạo lứt có lớp áo hạt dai nên trước khi nấu thì bạn cần ngâm gạo trong nước khoảng 30 phút đến vài giờ cho mềm, giúp cơm dễ nấu chín mềm hơn. Đồng thời, khi nấu thì bạn cũng cần cho nhiều nước, vì đặc tính của gạo lứt hút nước nhiều hơn so với gạo trắng thông thường.

Bạn cần lưu ý nấu gạo lứt chín kỹ, không nên ăn khi gạo còn sống bởi có thể gây viêm dạ dày ruột cấp tính nếu ăn nhiều, gây khó chịu cho dạy dày, khó tiêu.

Khi ăn loại gạo này thì bạn cũng cần ăn chậm, nhai kỹ để dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng và không gây khó tiêu.

Nấu và ăn gạo lứt sai cáchNấu và ăn gạo lứt sai cách

3 Không nên ăn quá nhiều gạo lứt

Như bất kì loại thực phẩm nào khác, gạo lứt chỉ tốt nếu bạn ăn với mức vừa phải. Nếu ăn quá nhiều gạo lứt sẽ gây khó tiêu, cản trở hấp thụ dinh dưỡng.

Đồng thời, trong gạo lứt có thể chứa một lượng nhỏ asen, nếu tiêu thụ gạo lứt trong thời gian dài sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Không nên ăn quá nhiều gạo lứtKhông nên ăn quá nhiều gạo lứt

4 Gạo lứt không thể thay thế hoàn toàn gạo trắng

Một số người thường cho rằng ăn gạo lứt sẽ tốt cho sức khỏe hơn là ăn gạo tẻ, gạo trắng nhưng đây là điều sai lầm. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, bạn chỉ nên ăn 2-3 lần gạo lứt mỗi tuần.

Không nên dùng gạo lứt thay thế cho gạo trắng hoàn toàn vì ăn quá nhiều sẽ dẫn đến thiếu chất, tăng nguy cơ mắc bệnh.

Gạo lứt không thể thay thế hoàn toàn gạo trắngGạo lứt không thể thay thế hoàn toàn gạo trắng

5 Lưu ý về thực phẩm kết hợp cùng gạo lứt

Trong thành phần của gạo lứt có chứa Axit phytic, đây là một chất có thể gây kết tủa nếu kết hợp với các chất khoáng trong cơ thể, gây cản trở việc hấp thu.

Do đó, tốt nhất là khi ăn gạo lứt thì bạn không nên uống sữa, ăn các loại trái cây như dứa, táo gai, hồng,...cùng lúc hoặc trước đó để ngăn tạo sỏi, khó tiêu.

Lưu ý về thực phẩm kết hợp cùng gạo lứtLưu ý về thực phẩm kết hợp cùng gạo lứt

6 Đối tượng không nên ăn gạo lứt

Gạo lứt tuy tốt cho sức khỏe, nhưng một số đối tượng cần cân nhắc, hạn chế ăn gạo lứt gồm:

  • Người thiếu hụt canxi hoặc sắt.
  • Người mắc bệnh về gan.
  • Người có chức năng tiêu hóa kém.
  • Phụ nữ có thai.
  • Người lao động nặng, thanh thiếu niên trong tuổi dậy thì.
  • Người già và trẻ nhỏ
  • Người có khả năng miễn dịch kém.

Đối tượng không nên ăn gạo lứtĐối tượng không nên ăn gạo lứt

Trên đây là thông tin về 6 điều cấm kỵ khi ăn gạo lứt mà bạn cần biết để dùng loại thực phẩm này sao cho đúng cách và an toàn sức khỏe. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn chăm sóc, bảo vệ sức khỏe tốt hơn nhé!

Nguồn: Báo Phụ nữ Việt Nam

Có thể bạn quan tâm:

HAY ĂN

Từ khóa: ,