Hưỡng dẫn nấu ăn
Nóng rát dạ dày gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Hình thành 5 thói quen tốt sau sẽ giúp tránh tình trạng nóng rát dạ dày.
Nhiều người thường gặp phải tình trạng nóng rát dạ dày, ợ chua sau khi ăn no, điều này gây khó chịu cơ thể, về lâu dài sẽ gây chán ăn, ăn không ngon. Tuy nhiên, có một số thói quen tốt có thể giúp giảm bớt được các triệu chứng khó chịu này một cách hiệu quả.
Cùng HAY ĂN tìm hiểu những thói quen tốt cần duy trì đó là gì qua bài viết sau nhé!
1
Những nguyên nhân phổ biến gây nóng rát ở dạ dày
Dạ dày là bộ phận đảm nhiệm việc tiêu hóa thức ăn nhờ có axit trong dạ dày. Nếu axit được sản xuất ngoài bữa ăn hay tình trạng niêm mạc dạ dày bị kích thích thì sẽ khiến bạn bị đau, nóng rát ở thực quản, đôi khi gây trào ngược axit trong dạ dày.
Ngoài ra, nếu bạn đang sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh là thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAIDS) như aspirin, celecoxib, ibuprofen, naproxen, ketoprofen,...cũng có thể khiến dạ dày bị nóng rát.
Bên cạnh đó, việc ăn uống kém lành mạnh, thiếu khoa học như ăn thường xuyên đồ cay nóng, uống quá nhiều nước, uống rượu, nước ngọt,...cũng khiến dạ dày dễ bị nóng rát bất thường.
2
5 thói quen tốt giúp tránh tình trạng nóng rát dạ dày
Tổ chức tốt bữa ăn
Khi bạn có dấu hiệu thường xuyên bị nóng rát dạ dày thì cần thay đổi những thói quen xấu khi ăn và lưu ý những điều sau:
- Ngồi vào bàn ăn, ăn chậm nhai kỹ: Khi thức ăn được nghiền nhỏ, nhờ enzyme tiêu hóa trong nước bọt sẽ được tiêu hóa một phần, giảm bớt gánh nặng cho dạ dày.
- Chia lượng thức ăn thành 4 hoặc 5 bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa lớn.
- Ăn uống đủ chất vào bữa sáng, bữa trưa vừa đủ và bữa tối nhẹ nhàng, xa thời gian chuẩn bị đi ngủ.
Uống nước đúng lúc
Nhiều chuyên gia khuyến khích chúng ta nên uống đủ nước, nhưng là loại nước lọc, nước không có ga để tốt cho dạ dày. Bạn nên uống nước sau khi ăn để tránh làm loãng thức ăn và khi uống nên uống từng ngụm nhỏ để không khiến dạ dày bị quá tải.
Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế dùng các đồ uống quá nóng, rượu, cà phê vì có thể làm tăng cảm giác khó chịu do nóng rát.
Hạn chế chất béo và axit
Các loại đồ ăn được chế biến chứa nhiều chất béo như đồ chiên rán, thịt nguội, bánh ngọt, phô mai,...sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn và làm rỗng dạ dày, dễ dẫn đến tình trạng trào ngược axit do quá tải.
Bên cạnh đó, các loại thực phẩm giàu axit tự nhiên như cam, bưởi, chanh, giấm, cà chua,...cũng cần hạn chế tiêu thụ vì có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản. Một số thực phẩm giòn như vỏ bánh mì, bánh quy, rau sống cũng có khả năng gây tổn thương màng nhầy trong dạ dày.
Ưu tiên các loại rau và dầu ăn tốt
Một số loại rau có khả năng giúp trung hòa axit trong dạ dày nhờ có tính kiềm, đồng thời cung cấp các chất chống oxy hóa để bảo vệ màng nhầy và chất xơ để giảm táo bón xảy ra, tuy nhiên bạn cần nấu chín mềm các loại rau để dễ tiêu hóa hơn.
Các loại dầu ăn chứa nhiều omega 3 như dầu hạt lanh, dầu hạt cải, dầu óc chó, dầu cây dầu gai,...sẽ có khả năng kháng viêm tốt, giảm nóng rát dạ dày.
Sử dụng nghệ
Củ nghệ dồi giàu carotenoid và polyphenol có tính kháng viêm, chống oxy hóa sẽ bảo vệ niêm mạc dạ dày tốt, do đó sẽ giảm tình trạng bị nóng rát dạ dày. Bạn có thể dùng bột nghệ hoặc thực phẩm bổ sung đều đem lại hiệu quả.
Trên đây là những thói quen tốt cần được duy trì để bảo vệ dạ dày khỏi tình trạng bị nóng rát gây khó chịu. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn thoát khỏi cảm giác này hiệu quả.
Nguồn: Báo Sức khỏe và Đời sống
Có thể bạn quan tâm: